Cho đến nay quan điểm chủ đạo trong kinh tế học truyền thống giả định rằng tất cả mọi người đều đưa ra các quyết định dựa trên những tính toán duy lý trí, điều đó có nghĩa là nếu một quyết định được xây dựng tốt trên lý thuyết thì sẽ trở nên hiệu quả khi đưa vào thực tế. Nhưng từ khoảng 20 năm trước, kinh tế học hành vi ra đời và chỉ ra điều ngược lại, con người không đưa ra quyết định dựa trên những lựa chọn duy lý mà bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý.
Các quyết định của doanh nghiệp cũng không ngoại lệ và trong đó phải kể đến là quyết định về kế hoạch vốn. Quyết định này không chỉ đơn giản dựa vào các chỉ số tài chính mà còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố tâm lý của các nhà quản lý. Lý thuyết kinh tế chuẩn không thể giải thích được các hành vi bất thường của mỗi người, và do đó, kinh tế học hành vi trở thành một yếu tố quan trọng giải thích lý do trong việc đưa ra quyết định về vốn của nhà đầu tư. Phân tích yếu tố tâm lý trong việc ra quyết định để có những biện pháp cải thiện sẽ giúp nhà đầu tư có những cách giải quyết sáng suốt hơn. Nhận ra được sự ảnh hướng to lớn của kinh tế học hành vi trong việc ra quyết định vốn của doanh nghiệp, bài báo có chủ đề “Capital Bias” được đăng trên trang Deloitte Insights ngày 08/11/2017 bởi các tác giả Charles Alsdorf, Timothy Murphy và Val Srinivas Deloitte, đã đã chỉ ra và phân tích các thiên lệch nhận thức ảnh hưởng đến việc ra quyết định vốn của doanh nghiệp như thế nào. Chủ đề này là một trong hàng loạt chủ đề của Deloitte phân tích về cách mà kinh tế học hành vi ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp, với các luận điểm chính:
Thứ nhất: Dù là tung ra một sản phẩm mới, đầu tư vào thiết bị, hay cân nhắc về những ưu điểm của việc mua lại, các nhà điều hành doanh nghiệp đều thường dựa vào quá trình lập kế hoạch vốn để giúp xác định những quyết định có rủi ro cao. Các cổ đông, chủ nợ và nhân viên cũng đều mong muốn ban quản lý đảm nhận nghĩa vụ này một cách nghiêm túc, và hành động đúng đắn nhất quán. Các doanh nghiệp thành thạo trong việc lập kế hoạch vốn có thể có được những phần thưởng hậu hĩnh, nhưng thường thì nói dễ hơn làm. Và kinh tế học hành vi đã chỉ ra nguyên nhân cho vấn đề này, đó là do rất nhiều các thiên lệch về nhận thức, trong số đó ba thiên lệch nhận thức đáng lưu tâm nhất trong việc ra kế hoạch vốn là: thiên lệch lạc quan; thiên lệch chuyên gia và thiên lệch bó khuôn.
Thứ 2: Nhóm tác giả đã phân tích ba thiên lệch nêu trên và chỉ ra biện pháp để nhận diện các thiên lệch đó trong doanh nghiệp:
- Thiên lệch lạc quan: được thúc đẩy bởi sự quá tự tin và không chắc chắn. Thiên lệch này được dẫn chứng nhiều trong thực tế và cũng được chỉ ra trong cuốn sách “Tư duy, Nhanh và Chậm” của nhà tâm lý học Daniel Kahneman. Hầu hết mọi người đồng ý rằng có sự tự tin thái quá và lạc quan tồn tại. Tuy nhiên, thật khó để xác định những hành vi này trong khi chúng đang diễn ra. Và hai phương pháp được chỉ ra trong bài viết nhằm xác định thiên lệch này trong doanh nghiệp bạn là: Thực hiện một cuộc khảo sát về các kết quả trong quá khứ và tập trung vào dữ liệu chứ không chỉ là kể chuyện để đưa ra quyết định.
- Thiên lệch chuyên gia: Thông thường, chúng ta tội lỗi nhất khi tin tưởng và hành động theo cách nhìn quá lạc quan của các “chuyên gia”. Khi chúng ta dễ dàng tuân theo ý kiến của chuyên gia hoặc thậm chí là của chính mình, với việc tìm kiếm thông tin bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta trở thành nạn nhân của thiên lệch chuyên gia. Và để xác định thiên lệch này trong doanh nghiệp, nhóm tác giả đã đưa ra hai gợi ý: Thứ nhất, thể hiện sự tự tin không phải lúc nào cũng chuyển thành kết quả tốt hơn. Thay vào đó, nó có thể báo hiệu mức độ thiếu hiểu biết (hoặc kiêu ngạo). Thứ hai, một nhóm người giỏi đưa ra quyết định thường tốt hơn việc tin tưởng vào một người “tốt nhất” để đưa ra quyết định.
- Thiên lệch bó khuôn: Tầm nhìn hẹp dẫn đến sai lệch lớn. Với ví dụ giả định của Tversky và Kahneman trong quyết định của con người, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, cách tốt nhất để giảm bớt sự bó khuôn gồm hai phần: Thứ nhất, các tổ chức nên sử dụng một quy trình tập hợp các vấn đề mà nhìn bề ngoài có vẻ khác nhau lại với nhau. Thứ hai, quy trình này cũng phải bao gồm một yếu tố đánh giá và sử dụng các chỉ số chất lượng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Thứ ba: Nhóm tác giả đã đưa ra hai ví dụ thực tế để giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách mà các thiên lệch tác động và nhờ đó chúng ta có thể khám phá cách để giảm nhẹ chúng trong việc ra quyết định vốn trong hai bước quy trình chính: lập kế hoạch và ưu tiên.
- Đối với giai đoạn lập kế hoạch, nhóm tác giả minh họa cách Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành kế hoạch từ trên xuống và thiết lập mục tiêu để tránh bó khuôn khi các nhà quản lý thực nghiệm phát triển yêu cầu về vốn.
- Trường hợp thứ hai là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn đã cải thiện quy trình ưu tiên của họ bằng cách tổng hợp ý kiến của chuyên gia và giảm thiểu những ảnh hưởng của sự lạc quan quá mức.
Một quyết định tài chính thường ít bị thúc đẩy bởi nguồn vốn cơ bản mà bị thúc đẩy nhiều hơn bởi những người có trách nhiệm với việc định hướng quyết định. Với suy nghĩ này, trước khi lựa chọn nơi nào bạn sử dụng vốn, nên xác định bạn muốn ra những quyết định đó như thế nào. Bằng những dẫn chứng đầy thuyết phục, bài viết này sẽ là nguồn thông tin giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn tới những quyết định phi lý trí của chính mình về sử dụng vốn để từ đó có những biện pháp tốt hơn nhằm tránh bị ảnh hướng bởi các thiên lệch nhận thức. Để hiểu rõ về chủ đề hấp dẫn này, hãy cùng Đổi Mới G.R.O.U.P nghiên cứu sâu hơn về bài viết của Deloitte với chủ đề: “Thiên lệch vốn: Giảm thiểu sai sót của con người trong việc ra quyết định về vốn”.
Nội dung bài báo của Deloitte
Các thiên lệch thường không mang lại các quyết định lập kế hoạch vốn sáng suốt. Bài viết này xem xét cách tận dụng các bài học từ khoa học hành vi để giảm thiểu các thiên lệch và cải thiện kết quả tài chính và chiến lược.
Dù là tung ra một sản phẩm mới, đầu tư vào thiết bị, hay cân nhắc về những ưu điểm của việc mua lại, các nhà điều hành doanh nghiệp đều thường dựa vào quá trình lập kế hoạch vốn để giúp xác định những quyết định có rủi ro cao. Các cổ đông, chủ nợ và nhân viên cũng đều mong muốn ban quản lý đảm nhận nghĩa vụ này một cách nghiêm túc, và hành động đúng đắn nhất quán. Các doanh nghiệp thành thạo trong việc lập kế hoạch vốn có thể có được những phần thưởng hậu hĩnh, nhưng thường thì nói dễ hơn làm.
Nhìn vào chỉ số S&P 500
[1] có thể thấy được phải khó khăn thế nào để chỉ số này luôn ở trạng thái dương. Hãy xem xét một chỉ số là lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC). Trong một nghiên cứu của Deloitte, cả chi phí vốn (tính theo phần trăm doanh thu) và mức gia tăng chi phí vốn đều không thể hiện bất kỳ mối tương quan có ý nghĩa nào với ROIC. Trong bất kể ngành nào, các công ty tư nhân đều thường có thể có khoảng thời gian khó khăn để duy trì lợi nhuận đầu tư cao và ổn định so với cùng kỳ năm trước đó.
Do sự bất ổn trong các kết quả phân bổ vốn như vậy nên có lẽ không ngạc nhiên khi hơn 60% các nhà quản lý tài chính cho biết họ không tin tưởng vào khả năng phân bổ vốn tối ưu của tổ chức mình. Rốt cuộc là, nhiều công ty hiện đang cân đối các ưu tiên cạnh tranh, lợi ích của các bên liên quan khác nhau và một loạt các đề xuất phức tạp mà có thể khiến các quyết định phân bổ vốn thậm chí khó triển khai thực tế hơn.
Tại sao lại vậy? Theo lý thuyết, dường như việc đạt được sự nhất trí giữa tất cả mọi người trong toàn bộ tổ chức là có thể. Trường hợp lý tưởng là công ty thiết lập các mục tiêu và ưu tiên; sau đó, từ các quản lý cấp cao đến nhân viên trực tiếp, tất cả đều được kỳ vọng sẽ hành động theo hướng ủng hộ những nhiệm vụ này.
Tuy nhiên, khoa học hành vi, và có thể là chính trải nghiệm của bạn, cho thấy điều này dường như không phải lúc nào cũng đơn giản. Các cá nhân ở bất kỳ cấp độ nào của tổ chức có thể quá lạc quan về kế hoạch hành động nhất định, dựa quá nhiều vào các thông tin (và con người) cụ thể hoặc đơn giản là nhìn các mục tiêu này qua lăng kính quá hẹp (thậm chí có thể chống lại các quan điểm khác về cách để đạt được những mục tiêu này).
Trong lĩnh vực khoa học hành vi, hành động này được gọi là các
thiên lệch nhận thức và chúng tồn tại trong nhiều hoạt động có chủ đích, chứ không chỉ là việc lập kế hoạch vốn. Những thiên lệch giống nhau này có thể giải thích tại sao chúng ta quá lạc quan về danh mục đầu tư hưu trí của mình, có thể chỉ dựa vào ý kiến của các chuyên gia khi xem xét các vấn đề về sức khỏe, và thu hẹp giới hạn quyết định mua xe dựa trên một đặc tính duy nhất, ví dụ như hiệu quả nhiên liệu và bỏ qua các đặc tính an toàn, giá cả và thiết kế thẩm mỹ. Trong ngôn ngữ của các nhà khoa học hành vi, những điều này lần lượt được hiểu là
thiên lệch lạc quan (optimism bias)2,
thiên lệch chuyên gia (expert bias), và
thiên lệch bó khuôn (narrow framing)[2].
Mặc dù những thiên lệch này và nhiều thiên lệch khác đã được đề cập trong các tài liệu học thuật và các lĩnh vực khác, nhưng chúng thường không được xem là đáng lưu tâm nhất trong các vấn đề về lập kế hoạch vốn. Tuy chưa đầy đủ nhưng những bằng chứng từ nghiên cứu này cho thấy rằng chúng có lẽ rất không phổ biến.
Trong bài báo này, nhóm tác giả phân tích những thuộc tính nào có thể giúp chúng ta xác định được những thiên lệch này. Nhóm tác giả xem xét kỹ các trường hợp của Hải quân Hoa Kỳ và một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn để nêu bật cách thức họ thể hiện trong suốt quá trình lập kế hoạch vốn.
Lập kế hoạch và kiểm soát thiên lệch lạc quan, thiên lệch chuyên gia và thiên lệch bó khuôn
Các thiên lệch có thể phát sinh trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Từ cách chúng ta chọn kế hoạch hưu trí đến việc chọn mứt tại cửa hàng tạp hóa, chúng ta thường đưa ra những quyết định vô thức, không tối ưu. Các quyết định trong lập kế hoạch vốn có thể cũng như vậy.
Từ công trình nền tảng đoạt giải Nobel của hai nhà tâm lý học Amos Tversky và Daniel Kahneman cho đến những phát hiện gần đây, đã có hơn 80 thiên lệch nhận thức khác nhau được nhận ra trong 40 năm qua. Trong đó, ba thiên lệch phổ biến đáng chú ý có thể gây tổn hại tới việc ra quyết định về vốn là thiên lệch lạc quan, thiên lệch chuyên gia và thiên lệch bó khuôn. Dưới đây là nhìn nhận chuyên sâu về cách thức hoạt động điển hình của những thiên lệch này và cách mà các tổ chức có thể thực hiện để tránh khỏi thất bại do những ảnh hưởng của chúng.
THIÊN LỆCH LẠC QUAN: THÚC ĐẨY BỞI SỰ QUÁ TỰ TIN VÀ E NGẠI SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN[3]
Lạc quan, mặc dù không xấu, nhưng thường gắn liền với sự quá tự tin. Dù được xem là để tối thiểu hóa sự không chắc chắn nhưng tự tin thái quá lại có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Trong cuốn sách mang tên “
Tư duy, Nhanh và Chậm”, Daniel Kahneman đã miêu tả nghiên cứu nhiều năm liên quan đến các kết quả khám nghiệm tử thi. Các bác sĩ cho biết họ “hoàn toàn chắc chắn” với chẩn đoán của họ khi bệnh nhân vẫn còn sống, nhưng các khám nghiệm tử thi đã phủ nhận 40% chẩn đoán ở thời điểm đó.
Một nghiên cứu dài hạn khác đã yêu cầu các giám đốc tài chính (CFO) dự đoán kết quả hoạt động của một quỹ đầu tư theo chỉ số chứng khoán, cùng với triển vọng của chính công ty họ. Khi được yêu cầu đưa ra độ tin cậy nội bộ
[4]80% (nghĩa là cung cấp một tập các kết quả có thể đạt được với mức độ chắc chắn đạt là 80%) thì chỉ 33 % kết quả thực sự rơi đúng ước tính của họ – còn hầu hết bị tính toán sai theo cách quá lạc quan. Thú vị là các CFO đánh giá sai thị trường như vậy cũng đánh giá sai lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) trong các dự án của họ ở mức độ tương tự. Kahneman giải thích rằng mọi người đi theo những dự đoán quá tự tin và lạc quan do không thích sự không chắc chắn. Nếu các CFO đưa ra một ước tính rộng hơn, mơ hồ hơn, họ có thể sợ những suy nghĩ rằng họ không thể đạt được nhiệm vụ đó. Điều này theo đó có thể dẫn đến tê liệt quyết định (có nghĩa là, không có khả năng hoặc không sẵn sàng đưa ra quyết định do các ước lượng rộng như vậy) hoặc có thể khiến họ thấy dường như không phù hợp hoặc không đủ trình độ để thực hiện nhiệm vụ này.
Hầu hết mọi người đồng ý rằng có sự tự tin thái quá và lạc quan tồn tại. Tuy nhiên, thật khó để xác định những hành vi này trong khi chúng đang diễn ra. Dưới đây là hai phương pháp được xem xét sử dụng để xác định xem sự lạc quan quá mức có đang được thiết lập trong tổ chức của bạn:
Thực hiện một cuộc khảo sát về các kết quả trong quá khứ. Giống như nghiên cứu với CFO, nhóm tác giả so sánh những dự đoán trong quá khứ với thực tế. Nếu các ước tính lạc quan hơn so với thực tế một cách hệ thống, đó có thể là bằng chứng cho một sự lạc quan quá mức. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không để những nhận thức có được sau khi sự việc xảy ra ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình phân tích này. Ví dụ như trong trường hợp kết quả cá nhân, nếu một người quản lý đã làm rất tốt trong quá khứ, thì các nhà lãnh đạo không nên cho rằng họ sẽ đạt được mức thành tích tương tự trong tương lai. (Deloitte sẽ trình bày thêm về vấn đề này trong phần về thiên lệch chuyên gia.)
Tập trung vào dữ liệu, chứ không chỉ là kể chuyện để đưa ra quyết định. Khi chúng ta có rất ít thông tin để tiếp tục thì việc viết ra một câu chuyện quá tích cực và mạch lạc nhằm lấp chỗ trống có lẽ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng những quyết định đó cuối cùng hiếm khi trở thành những quyết định đáng tin cậy. Trong các môn thể thao chuyên nghiệp, nhiều người xem “những đặc tính vô hình” là lý do họ chọn một cầu thủ vào đội của họ – để rồi sau đó nhanh chóng hối tiếc về quyết định này khi mà dữ liệu cho thấy những đặc tính vô hình này không mang lại chiến thắng hữu hình. Khi dữ liệu khan hiếm hoặc mơ hồ, sẽ dễ dàng hơn để tâm trí tạo dựng một câu chuyện tự tin hơn dựa trên những bằng chứng chỉ mang tính giai thoại. Nhưng chỉ những câu chuyện là không đủ để đưa ra những quyết định lớn, chẳng hạn như những quyết định về nhiều tỷ đô la vốn.
THIÊN LỆCH CHUYÊN GIA: ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI CHÚNG TA TIN TƯỞNG VÀO “CHUYÊN GIA”
Thông thường, chúng ta tội lỗi nhất khi tin tưởng và hành động theo cách nhìn quá lạc quan của các “chuyên gia”. Đó có thể là kỹ sư phần mềm hàng đầu, phó chủ tịch bộ phận bán hàng người biết “những gì khách hàng thực sự muốn” hoặc thậm chí là CEO của công ty bạn. Khi chúng ta dễ dàng tuân theo ý kiến của chuyên gia hoặc thậm chí là của chính mình, với việc tìm kiếm thông tin bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta trở thành nạn nhân của thiên lệch chuyên gia.
Điều này có thể tồi tệ như thế nào? Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia cũng cho thấy dự đoán của họ cũng không hơn gì để ngẫu nhiên. Trong cuốn sách
“Expert Political Judgment” của mình, Philip Tetlock đã phân tích hơn 20 năm dự đoán của các chuyên gia chính trị về nhiều chính sách và kết quả kinh tế khác nhau. Khi theo dõi (nhưng không nhất thiết phải có trách nhiệm), các chuyên gia này đã thể hiện gần như là họ dự đoán ngẫu nhiên. Thậm chí đáng buồn hơn, danh tiếng càng lớn thì thường độ không chính xác lại càng cao – một minh hoạ đơn giản về cách mọi người đặt sự tự tin lên trên sự không chắc chắn.Một số người có thể cho rằng có sự khác biệt lớn giữa việc chú ý tới lời khuyên của một nhân vật trên TV và một nhà phân tích đang làm mạnh thêm dự đoán của họ bằng dữ liệu. Nói chung là chúng ta gần như có thể đồng ý, nhưng tuân theo thậm chí những chuyên gia tốt nhất cũng có thể nguy hiểm. Chỉ vì ai đó chính xác nhất trong quá khứ không có nghĩa là chúng ta nên
chỉ dựa vào ý kiến của họ trong tương lai.
Minh họa cho điểm này, một nghiên cứu yêu cầu các sinh viên MBA dự đoán sáu chỉ số kinh tế bằng cách hoặc chỉ tin tưởng vào nhà kinh tế chính xác nhất dựa vào kết quả của họ trong quá khứ hoặc sử dụng trung bình dự báo của ba đến sáu nhà kinh tế đáng kính. Mặc dù 80% sinh viên chọn tin tưởng vào một chuyên gia hàng đầu, nhưng con số ước tính trung bình thường lại cho thấy kết quả tốt hơn. Điều này cho thấy khi đưa ra quyết định, tin tưởng vào một số ý kiến có hiểu biết có thể tốt hơn việc theo đuổi kết quả trong quá khứ của một chuyên gia hàng đầu.
Những nghiên cứu này, cùng với cuộc đối thoại về sự lạc quan, gợi ý hai điều: Thứ nhất, thể hiện sự tự tin không phải lúc nào cũng chuyển thành kết quả tốt hơn. Thay vào đó, nó có thể báo hiệu mức độ thiếu hiểu biết (hoặc kiêu ngạo). Thứ hai, một nhóm người giỏi đưa ra quyết định thường tốt hơn việc tin tưởng vào một người “tốt nhất” để đưa ra quyết định.
THIÊN LỆCH BÓ KHUÔN: TẦM NHÌN HẸP DẪN ĐẾN NHỮNG TÍNH TOÁN SAI LỆCH LỚN
Một hành vi phổ biến cực kỳ nguy hiểm khác mà mọi người thường bộc lộ khi đưa ra những quyết định là sự bó khuôn. Ở đây, mọi người cô lập các vấn đề thành các quyết định cá nhân và nhỏ hơn, bất kể các vấn đề đó được định nghĩa rộng như thế nào. Vì vậy, thay vì tập hợp các quyết định thành một danh mục các lựa chọn phụ thuộc lẫn nhau, họ lại giải quyết chúng một cách riêng biệt. Nhìn bề ngoài, việc này có vẻ cảm tính. Tuy nhiên, thực tế, việc này có thể dẫn đến quản lý không tốt rủi ro và sự nhìn nhận phiến diện về các vấn đề.
Xem xét câu hỏi giả định này từ Tversky và Kahneman:
Bạn thích cái nào hơn?
- Một phần thưởng chắc chắn là 240 đô la hay
- 25% cơ hội để giành được phần thưởng 1.000 đô la và 75 % cơ hội để giành được phần thưởng 0 đô la.
Trong trường hợp này, hơn 80% người trả lời đã chọn phần chắc chắn 240 đô la. Tuy nhiên, sự tối đa hoá lợi ích đơn giản sẽ cho rằng lựa chọn B có giá trị dự kiến cao hơn là 250 đô la (25 % x 1.000 đô la = 250 đô la).
Họ đưa ra một câu hỏi giả thuyết khác liên quan đến tổn thất:
Bạn thích cái nào hơn?
- Chắc chắn mất 750 đô la hoặc
- 75% cơ hội mất 1.000 đô la và 25 phần trăm cơ hội không mất gì.
Khi một mất mát rõ ràng là một đe dọa, 87% thích lựa chọn D, mặc dù cả hai lựa chọn mang lại cùng một giá trị mất mát dự kiến là 750 đô la. Kết cấu lại vấn đề như một sự mất mát dẫn đến hành vi tìm kiếm rủi ro
[5]hơn so với ví dụ đầu tiên. Vậy tại sao lại khám phá những giả thuyết khô khan này? Nó cho thấy trong một số trường hợp, mọi người né tránh rủi ro (“Hãy đưa tôi chắc chắn 240 đô la”) và một vài người khác tìm kiếm rủi ro (“Tôi muốn 25% cơ hội để không mất gì hơn là chắc chắn mất 750 đô la.”).
Nếu những rủi ro này không được cân nhắc và đánh giá như một danh mục tổng, quan điểm và sở thích của chúng ta cũng có thể khác nhau. Trong một bài luận khác, Daniel Kahneman và Dan Lovallo đã miêu tả những nguy cơ của việc bó khuôn trong kịch bản doanh nghiệp. Hình ảnh một công ty với hai nhóm đệ trình các đề xuất kế hoạch vốn: một nhóm đang ở vị trí xấu và phải lựa chọn giữa mức tổn thất đã được đảm bảo và khả năng bị tổn thất lớn hơn. Bây giờ hãy xem xét một nhóm khác trong cùng công ty. Nhóm này có thường làm tốt trong quá khứ và có thể duy trì và thu được một lượng tiền như vậy hoặc chấp nhận rủi ro cận biên để thu được nhiều hơn nữa. Nếu nhìn từng trường hợp riêng biệt, công ty sẽ rất có thể ưa rủi ro đối với nhóm đầu tiên và né tránh rủi ro đối với nhóm thứ hai. Thay vào đó, tổ chức này tốt hơn nên gộp lựa chọn của cả hai nhóm lại và phân tích vấn đề đặt ra như một danh mục rủi ro – hơn là một trương hợp riêng biệt.
Với suy nghĩ này, rõ ràng là nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến khung nhìn nhận của chúng ta khi để riêng biệt. Cũng giống như việc chạy theo cuộc thảo luận chuyên gia, rất có thể, một người có thành tích cao đệ trình một đề xuất dự án vốn với quá nhiều yếu tố rủi ro có thể được trao cho quá nhiều tự do nhờ vào vị thế của họ.
Ngoài ra, nhận thức có được sau khi sự việc xảy ra có thể những người ra quyết định xem xét một dự án mới một cách quá hoài nghi – ngay cả khi nó bắt nguồn từ một chiến lược hợp lý. Một nghiên cứu về chiến lược các trận đấu NBA cho thấy rằng rất ít thông tin có thể được thu lượm từ những chiến thắng hoặc thua cuộc với khoảng cách hẹp trong các trận đấu bóng rổ riêng lẻ. Mặc dù thông tin này, sau thất bại chung cuộc, các huấn luyện viên NBA rất có thể sẽ xem xét lại toàn bộ chiến lược của họ. Vì vậy, điều quan trọng cần lưu ý là khi kiểm tra các lựa chọn riêng biệt, mọi người có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào có thể hoặc không liên quan.
Kahneman và Lovallo khẳng định rằng cách tốt nhất để giảm bớt sự bó khuôn gồm hai phần: Thứ nhất, các tổ chức nên sử dụng một quy trình tập hợp các vấn đề mà nhìn bề ngoài có vẻ khác nhau lại với nhau. Thứ hai, quy trình này cũng phải bao gồm một yếu tố đánh giá và sử dụng các chỉ số chất lượng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Bây giờ chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách mà các thiên lệch tác động, chúng ta có thể khám phá cách để giảm nhẹ chúng trong việc ra quyết định vốn. Hai ví dụ thực tế sau đây sẽ khám phá cách mà thiên lệch tác động trong hai bước quy trình chính: lập kế hoạch và ưu tiên. Đối với giai đoạn lập kế hoạch, Deloitte minh họa cách Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành kế hoạch từ trên xuống và thiết lập mục tiêu để tránh bó khuôn khi các nhà quản lý thực nghiệm phát triển yêu cầu về vốn. Trường hợp thứ hai là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn đã cải thiện quy trình ưu tiên của họ bằng cách tổng hợp ý kiến của chuyên gia và giảm thiểu những ảnh hưởng của sự lạc quan quá mức.
Giảm bớt những thiên lệch trong lập kế hoạch: Hải quân Hoa Kỳ
Năm 2008, chỉ 1% lượng tiêu thụ năng lượng của Hải quân bắt nguồn từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và nhiên liệu sinh học. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Hải quân Hoa Kỳ đã thiết lập các mục tiêu năng lượng tích cực, bao gồm “50% lượng tiêu thụ năng lượng của DON đến từ các nguồn thay thế” vào năm 2020.
Chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế sẽ làm tăng an ninh và độc lập về năng lượng cho Hải quân. Năng lượng thay thế nhiều hơn sẽ cung cấp cho DON các phương tiện để bảo vệ và sản xuất đủ năng lượng duy trì hoạt động hàng ngày, cùng với đó là khả năng hoạt động tự chủ nếu xảy ra gián đoạn cung cấp.
Thường không có gì thắc mắc về lợi ích của việc Hải quân giảm sự phụ thuộc năng lượng vào những đối tượng khác. Nhưng hãy xem xét những người có nhiệm vụ đưa ra yêu cầu về vốn trong giai đoạn lập kế hoạch. Trong năm 2009, Bộ Chỉ huy Hải quân đã tổ chức quy trình lập kế hoạch vốn để điều chỉnh chi tiêu cho bảo trì phù hợp với các mục tiêu năng lượng mới.
Thông thường, các yêu cầu về vốn gửi tới Bộ Chỉ huy Hải quân đã được đóng khung về phạm vi nhu cầu và chi phí. Ví dụ, nếu ai đó muốn yêu cầu một mái nhà mới cho một tòa nhà, họ sẽ phải xem xét chi phí và chứng minh sự cần thiết phải thay thế nó. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Hải quân đã cân nhắc từ 400 đến 600 yêu cầu vốn mỗi năm ở bất cứ đâu (khoảng 1 tỷ đô la yêu cầu tài trợ hàng năm).
Bây giờ, điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó không chỉ yêu cầu thay thế mái nhà mà còn lắp đặt các tấm pin mặt trời? Yêu cầu này như thế nào so với một yêu cầu khác về thay thế chiếc lò sắp hỏng bằng một chiếc mới, đắt tiền và hiệu quả về năng lượng hơn?
Với nhiều biến số và yêu cầu bảo trì rộng lớn, làm thế nào Hải quân có thể thiết lập khuôn khổ phù hợp để giảm thiểu thiên lệch?
Trước đây, họ đã sử dụng một phương pháp chấm điểm rất phổ biến: Họ sẽ sắp xếp yêu cầu thành các tầng. Tầng “cao nhất” thể hiện giá trị cao trong việc theo đuổi dự án trong khi tầng “dưới cùng” thể hiện ít giá trị. Không liên kết đến chỉ số cụ thể, có thể quan sát được, hệ thống phân tầng này thiếu tính đặc trưng và nhen nhúm một môi trường phát triển cho những thiên lệch và không hiệu quả. Các nhà quản lý thực nghiệm phải xây dựng các tình huống kinh doanh sử dụng chính các thông số đo lường hoặc ý kiến chuyên môn của họ, trong khi các nhà quản lý dự án sẽ đưa ra các yêu cầu dựa trên quan điểm của bộ phận chứ không dựa trên các yêu cầu về bức tranh lớn hơn của tổ chức. Hải quân Hoa Kỳ nhận ra rằng họ cần một phương pháp mới để đạt được kết quả tốt hơn.
“TỐT HƠN” LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Hải quân Hoa Kỳ quyết định cần một tiêu chuẩn đo lường sự thành công toàn bộ tốt hơn một hệ thống phân tầng – một phương pháp đáng tin cậy để so sánh lò nung với yêu cầu về mái pin mặt trời. Theo Kahneman và Lovallo, để chống lại sự bó khuôn, một tổ chức cần phương pháp để tập hợp các yêu cầu bề ngoài dường như khác nhau lại với nhau.
Khung tham chiếu mới cần kết hợp giữa chi phí và hiệu quả năng lượng. Theo chương trình hiện tại, điều này giống như hỏi ai đó liệu họ thích một chiếc xe an toàn hay một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu hơn. Một cách cảm tính, chúng ta biết mọi người hiếm khi toàn diện về loại này hay loại kia, vậy tại sao các yêu cầu về vốn cũng lại nên dựa hoàn toàn vào một đặc điểm?
Để giúp cho quá trình ra quyết định trở nên dễ dàng hơn, DON thống nhất rằng số ao-xơ cac-bon tiêu thụ giảm đã đủ đại diện cho tiêu chuẩn đo lường mục tiêu năng lượng. Hơn nữa, tất cả các yêu cầu đều được quy ra giá trị bằng đô la. Bằng cách phát triển một tiêu chuẩn đo lường khung đầy đủ hơn kết hợp hai thông số này, tất cả các đề xuất có thể được chuyển thành số ao-xơ cac-bon giảm trên mỗi đô la. Điều này đã giảm sự tin tưởng vào câu chuyện hay nhất hay một số mục tiêu động về các kết quả có thể đạt được.
Thứ hai, Hải quân sử dụng thông số đo lường này để tạo ra một điểm ”hòa vốn” dự kiến cho mỗi dự án bảo trì. Sử dụng các thông số đo lường mới này, các nhà quản lý dự án có thể phát triển các đề xuất về năng lượng tốt hơn và các nhà lãnh đạo có một khung dễ dàng hơn để so sánh danh mục các yêu cầu đa dạng.
Để đo lường hiệu quả của quy trình đề xuất mới, đầu tiên Hải quân Hoa Kỳ đã xem lại nhanh các dự án của năm trước để biết chúng chúng sẽ như thế nào nếu theo quy trình lập kế hoạch mới. Nếu họ sử dụng phương pháp mới, nhóm tài chính sẽ thấy rằng các dự án được chấp nhận hoàn lại trung bình chỉ 84 % chi phí của dự án và giảm bốn ao-xơ cac-bon trên mỗi đô la chi ra.
Một khi tất cả mọi người có thể điều chỉnh lại các đề xuất để phù hợp với mục tiêu của Hải quân thì hiệu quả hoạt động sẽ tăng lên đáng kể. Sau năm đầu tiên, 32 ao-xơ cac-bon đã được giảm trên mỗi đô la chi ra trong khi tiết kiệm 224% chi phí. Năm thứ hai, con số này đã lên tới tới 97 ao-xơ cac-bon giảm trên mỗi đô la, tiết kiệm được 316% (xem hình 1).
Thông qua việc tối ưu hoá tốt hơn danh mục đầu tư của họ và sự nhất quán các đề xuất từ các nhà quản lý được cải thiện, DON dường như vượt qua sự bó khuôn và mức tăng trưởng trước đây trong cả mục tiêu tài chính và chiến lược. Theo DON, việc xác định và thực hiện khuôn khổ giá trị dựa trên các thông số đo lường giúp các đề xuất dự án phù hợp hơn, việc ra quyết định trong lập kế hoạch vốn được cải thiện và chiến lược quản lý năng lượng có hiệu quả hơn một cách đáng kể.
Ưu tiên: Cân bằng bằng sân chơi
Vào năm 2014, dự toán vốn hàng tỉ đô la của một công ty viễn thông đã được thực hiện giống với những gì chỉ ra trong cuốn sách bán chạy nhất của Michael Lewis: “
Moneyball: Nghệ thuật chiến thắng một trò chơi không công bằng”. Tại công ty này, quá trình ưu tiên để xác định đề xuất dự án nào được phê duyệt hoặc bị từ chối được bắt đầu như một “trò chơi không công bằng”. Thiên lệch chuyên gia tràn lan. Bởi vì sự thành công của công ty này phụ thuộc phần lớn vào công nghệ thúc đẩy các dịch vụ cung cấp, nên ban quản lý cấp cao đã trao quyền cho các kỹ sư để định hướng quá trình chi tiêu vốn.
Những người tham gia vào quy trình ưu tiên thấy rằng các kỹ sư, thông qua các tình huống kinh doanh “mạ vàng”, thường nhận được danh sách các dự án mong muốn của họ, trong khi các phòng ban khác phải học cách chấp nhận sự đối xử thiên vị này.
XÁC ĐỊNH CÁC THIÊN LỆCH CHUYÊN GIA VÀ LẠC QUAN
Nhiều yếu tố đã dẫn đến dấu hiệu của thiên lệch chuyên gia và lạc quan quá mức ở công ty này. Được thúc đẩy bởi những thành công trong quá khứ, bộ phận công nghệ đã tạo dựng được danh tiếng như là một “sự cược chắc thắng”. Điều này làm gia tăng sự tin tưởng vào các kỹ sư mà trước đây, quá trình chi tiêu vốn đã trở thành một hoạt động bị chi phối bởi công nghệ. Đồng thời, đề xuất từ các phòng ban khác, như phòng marketing và tài chính, ngày càng trở nên phổ biến. Trong khi đó, sự tin cậy quá mức đối với các chuyên gia tăng lên, nhu cầu xác nhận tính hợp lệ của dữ liệu hỗ trợ đã giảm.
Nhưng sau đó, thị trường viễn thông nhanh chóng thay đổi. Sự lạc quan và sự tin tưởng quá mức đối với các chuyên gia làm tổ chức không nhìn thấy được sự thay đổi xu hướng ngành như sự thương mại hóa của mạng không dây. Giờ đây, áp lực thị trường mới chuyển thành áp lực cổ đông. Đột nhiên, tổ chức này dự kiến cắt giảm 20% ngân sách vốn so với kế hoạch.
SAN BẰNG SÂN CHƠI CỦA “TRÒ CHƠI KHÔNG CÔNG BẰNG”
Trong
Moneyball, Lewis mô tả chi tiết cách Oakland A có thể tránh các khuyến nghị có tính chất giai thoại của những người tìm kiếm tài năng bóng chày (nghĩa là sự thiên lệch chuyên gia). Thay vào đó, họ dựa vào các mô hình dữ liệu không thiên lệch để chọn được một trong những hồ sơ tốt nhất trong tất cả các hồ sơ bóng chày – dù có bảng lương thấp nhất trong hiệp hội. Giám đốc tài chính của công ty viễn thông này đã tìm kiếm những kết quả tương tự trong quá trình lập dự toán; ông đã phải tìm cách cắt giảm 20 % trong khi tránh gây thiệt hại về giá trị cho cổ đông. Giống như Oakland A, ông biết rằng họ cần phải quản lý những thiên lệch này bằng cách quản lý tốt hơn các khả năng thấu hiểu dữ liệu của họ.
Tương tự với trường hợp với Hải quân, công ty truyền thông đã sử dụng cách tiếp cận tổng thể để phát triển các tiêu chí quyết định. Cụ thể, họ thực hiện một thước đo lợi ích so với chi phí có điều chỉnh rủi ro nhằm định lượng tất cả các đề xuất đầu tư. Thay vì chỉ dựa vào ý kiến của các chuyên gia, hệ thống mới này đã cố gắng nắm bắt các thông tin chi tiết và biến đổi chúng từ ý kiến thành những khuyến nghị không thiên lệch, định hướng dữ liệu. Ví dụ, trong khi việc ước tính các chi phí dự án truyền thống là quen thuộc với các nhà quản lý thì việc đo lường và so sánh giá trị của đa dạng các khoản đầu tư khác nhau như các dự án mạng và các dự án bảo trì là rất khó khăn. Để ước lượng chi phí của mạng lưới, họ đã xem xét mật độ dân cư của khu vực và chi phí vốn và chi phí vận hành suốt đời để xác định giá trị đơn vị trung bình cho từng khu vực. Để đánh giá tác động chủ yếu đối với các dự án bảo trì, họ ước tính doanh thu có nguy cơ bị mất, phần trăm những người đăng ký bị ảnh hưởng và thời gian gián đoạn có thể.
Nhưng việc đưa ra các quyết định định hướng dữ liệu nhiều hơn không phải lúc nào cũng là đủ. Điều quan trọng là phải truyền đạt những sự thấu hiểu này một cách dễ dàng để người ra quyết định có thể hiểu. Vì lý do này, dữ liệu được tổng hợp vào công cụ tối ưu hóa danh mục đầu tư và bảng điều khiển diễn họa dữ liệu (data visualization
[6]) được đặt trên đầu trang của công cụ danh mục này. Trong đồ họa dễ hiểu, ban quản lý có thể dễ dàng nhìn thấy mỗi dự án được xếp hạng như thế nào, tạo điều kiện cho một cuộc hội thoại minh bạch hơn giữa nhiều người ra quyết định hơn, do đó giảm thiểu sự thiên lệch chuyên gia và sự phụ thuộc vào việc đánh giá vấn đề dựa vào kinh nghiệm (gọi là “Quy tắc ngón tay cái trong tâm lý
[7]“).
Với khuôn khổ đã được thống nhất bên trên và các công cụ danh mục đầu tư hiệu quả, những người ra quyết định có nhiều cuộc đối thoại mang tính xây dựng và hiệu quả hơn để đưa ra các quyết định vốn cuối cùng của họ. Do đó, nhà quản lý đã có thể đạt được sự đồng thuận nhanh hơn và giảm 20 phần trăm ngân sách theo mục tiêu của hội đồng quản trị.
Ngoài ra, ngay sau khi đưa ra quy trình ưu tiên, vốn mới được giải phóng đã được sử dụng hiệu quả để tài trợ cho việc xây dựng chiến lược.
Loại bỏ những thiên lệch trong chính tổ chức bạn
Bất cứ tổ chức nào, thiên lệch sẽ ảnh hưởng đến quy trình ra quyết định vốn nếu không bị kìm hãm. Việc tránh sự không chắc chắn do ủng hộ lạc quan quá mức (đặc biệt nếu chúng ta là những người đưa ra dự đoán) dường như là tự nhiên. Ngay cả khi chúng ta không đưa ra quyết định, chúng ta thường đặt quá nhiều áp lực lên vai các chuyên gia. Và với các quyết định có mức chi phí và rủi ro cao, chúng ta thường cố gắng đưa ra quyết định dễ dàng hơn cho chính mình bằng thu hẹp phạm vi vấn đề thông qua một lăng kính kém tổng thể hơn.
May mắn là, có một số cách bạn có thể sử dụng các kỹ thuật của khoa học hành vi để ngăn những thiên lệch nhận thức này ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định có rủi ro cao. (Xem Hình 2). Khi đánh giá quá trình ra quyết định vốn của bạn, hãy tự hỏi:
- Chúng ta trình bày các đề xuất như thế nào? Để tránh bó khuôn và thiên lệch chuyên gia, hãy cân nhắc tìm kiếm các đề xuất chi tiêu vốn từ nhiều nhân viên và phòng ban khác nhau. Bằng cách mở rộng danh mục đệ trình, bạn có thể giảm khả năng nhìn thế giới chỉ thông qua một lăng kính.
- Chúng ta đang đánh giá các đề xuất như thế nào? Hãy xem xét thay thế các giai thoại dễ nhớ bằng các chỉ số mạch lạc và thống nhất. Làm như vậy có thể (hy vọng) làm phẳng sân chơi thông qua một loạt các đề xuất và giảm thiểu nhiều ồn ào trong quá trình ra quyết định.
Một quyết định tài chính thường ít bị thúc đẩy bởi nguồn vốn cơ bản mà bị thúc đẩy nhiều hơn bởi những người có trách nhiệm với việc định hướng quyết định. Với suy nghĩ này, trước khi lựa chọn nơi nào bạn sử dụng vốn, nên xác định bạn muốn ra những quyết định đó như thế nào.
[1] S&P 500 (viết đầy đủ trong tiếng Anh là Standard & Poor’s 500 Stock Index – Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor) là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. Tỉ lệ và loại cổ phiếu sử dụng để tính toán chỉ số S&P 500 được quyết định bởi hãng S&P Dow Jones Indices. Điều này khiến chỉ số S&P 500 khác với các chỉ số thị trường chứng khoán khác của Mĩ như chỉ số công nghiệp Dow Jones hay chỉ số Nasdaq Composite. Chỉ số S&P 500 là một trong những chỉ số khách quan và được quan tâm nhất, rất nhiều nhà đầu tư coi đây là thước đo tốt nhất của thị trường chứng khoán Mĩ cũng như là một chỉ số chủ đạo của nền kinh tế. Ủy ban nghiên cứu kinh tế quốc gia cũng xác nhận giá trị cổ phiếu phổ thông là nhân tố hàng đầu của mỗi chu kì kinh tế
[2] phản ánh cách thức con người nhìn nhận một thông tin được cung cấp. Do sẵn có một khuôn mẫu về xử lý thông tin nên khi thông tin nằm trong khuôn mẫu thì sẽ được xử lý theo nhận định chung của con người về khuôn mẫu này. Sự bó khuôn có thể do người ra quyết định gây nên, nhưng cũng có thể do nhân tố bên ngoài tạo ra (ví dụ như tác động từ những người cung cấp, hay giới truyền thông)
[3] UAI: được định nghĩa như: “mức độ chấp nhận của xã hội với sự mơ hồ” khi nào con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường. Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng đồng đó với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay một sự “đúng đăn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được.
[4] Trong thống kê, khoảng tin cậy (CI) là một loại ước lượng khoảng được tính từ dữ liệu quan sát được. Mức độ tin cậy là tần suất (tức là tỷ lệ) khoảng tin cậy có thể chứa giá trị thực của tham số tương ứng của chúng.
[5] Trong kinh tế và tài chính, người thích rủi là người có sở thích về rủi ro. Trong khi hầu hết các nhà đầu tư được xem là không thích rủi rothì những người nay được coi như người chơi bạc khi tìm kiếm rủi ro. Nếu được cung cấp 50 đô la hoặc 50% cho mỗi cơ hội hoặc là 100 đô la hoặc không có gì, người tìm kiếm rủi ro sẽ thích đánh cược mặc dù là chơi bạc và chắc chắn có cùng giá trị kỳ vọng.
[6]Diễn họa dữ liệu được xem xét trong nhiều lĩnh vực như là một mô hình hiện đại tương đương của giao tiếp thị giác. Nó liên quan đến việc tạo ra và nghiên cứu về biểu diễn trực quan dữ liệu, có nghĩa là “thông tin đã được tóm tắt trong một số dạng sơ đồ, bao gồm các thuộc tính hoặc các biến cho các đơn vị thông tin”
[7] Luật ngón tay cái: Luật ngón tay cái là một quy luật dựa trên kinh nghiệm, thói quen của con người chứ không phải dựa trên khoa học hay là sự đo lường chính xác. Nguồn gốc của Luật ngón tay cái là việc sử dụng ngón tay cái như một đơn vị đo lường hoặc dùng ngón tay cái để tạo quy tắc (trong pháp luật, trong châm ngôn, hay trong các quy tắc chẳng hạn)