Hình dung lại về ô tô – Phương tiện chạy bằng điện, tự lái và chia sẻ

“Mặc dù trước đây máy bay, tàu hỏa và ô tô tất cả cùng là những công nghệ đột phá. Giống như SAEV, chúng được bắt đầu bằng sự tưởng tượng và khả năng công nghệ. Chúng ban đầu lan truyền cả sự ấn tượng và sợ hãi, nhưng cuối cùng chúng trở thành những công cụ bình thường cho thương mại và tiện nghi mỗi ngày. Vì vậy, SAEV cũng sẽ phát triển như thành phần không thể tách rời của ngành di chuyển của quốc gia.” Có thể bạn đã biết, chiếc ô tô đầu tiên được phát minh và hoàn thiện tại Đức và Pháp vào cuối những năm 1800, dù vậy, người Mỹ mới là người nhanh chóng thống trị ngành công nghiệp ô tô trong nửa đầu thế kỷ 20. Henry Ford đã đổi mới kỹ thuật sản xuất đại trà và tạo ra tiêu chuẩn sản xuất mới, và sau đó ba công ty tại Detroit bao gồm Công ty Ford,  công ty General Motors và công ty chrysler đã nổi lên thành “Big Three” tại Mỹ vào những năm 1920. Trong suốt những năm 1920, ngành công nghiệp ô tô đã trở thành xương sống trong xã hội mới định hướng hàng hóa tiêu dùng.  Ô tô đã thay đổi kiến trúc của căn nhà ở Mỹ điển hình, thay đổi quan niệm và thành phần của khu dân cư đô thị và giải phóng những người nội trợ khỏi những giới hạn hẹp của ngôi nhà. Không có lực lượng lịch sử nào khác đã làm cách mạng hóa cách người Mỹ làm việc, sống và giải trí như vậy. Tại Việt Nam, Ngành Công nghiệp ô tô được xem là chiến lược quan trọng và là nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam hiện nay. Năm 1958, nhà máy Chiến Thắng (Hà Nội) đã cho ra đời chiếc ôtô 4 chỗ ngồi đầu tiên do người Việt Nam tự chế tạo, lấy mẫu từ chiếc Fregate chạy bằng xăng của Pháp. Ngày 21/12/1958, chiếc xe “Chiến Thắng”, chiếc xe ô tô đầu tiên của người Việt làm ra chính thức rời xưởng. Trải qua 60 năm, đến nay Việt Nam vẫn loay hoay tìm đường gia nhập chuỗi giá trị ô tô toàn cầu. Ngành ô tô chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản). Tuy nhiên, hôm nay, câu chuyện mà Đổi Mới muốn chia sẻ không phải là về lịch sử ngành công nghiệp ô tô nói chung hay ngành này tại nước bất kỳ quốc gia nào nói riêng, mà là câu chuyện về chiếc ô tô của tương lai cũng như chúng ta lựa chọn thế nào trước kịch bản này. Bạn có thể đã thở phào vì những chiếc xe hơi chạy bằng điện được sản xuất ngày một nhiều vì một hình thức vận tải có trách nhiệm hơn với môi trường. Bạn có lẽ cũng đã từng cảm ơn dịch vụ xe chung của những hãng ô tô công nghệ nổi tiếng như Uber hay Grab trong “nền kinh tế chia sẻ” đã giúp bạn có những trải nghiệm khách hàng khác biệt và độc đáo khác hẳn với taxi truyền thống và tại một mức giá phải chăng hơn. Và tôi không chắc, liệu bạn có từng tưởng tượng về trải nghiệm đọc báo hay giải trí trong một chiếc xe tự lái đến nơi làm việc hay chưa? Hãy nghĩ về một chiếc xe hội tụ cả ba yếu tố trên – chiếc xe của tương lai không xa, cái mà BCG cho rằng “Khi các lực lượng hùng mạnh gặp nhau (chia sẻ, tự lái, chạy bằng điện), chúng ta sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn nhất trong việc di chuyển mà nước Mỹ đã từng chứng kiến hơn một trăm năm trước. Thực tế, chúng tôi tin rằng những sự hội tụ như vậy cuối cùng sẽ thay đổi thế giới.” Trước hết, cần phải mô tả lại về hình ảnh chiếc ô tô tương lai mà Tập đoàn tư vấn Boston đã hình dung, chiếc xe của tương lai sẽ là một chiếc ô tô chạy bằng điện (thay thế truyền động động cơ đốt trong ICE), là một phương tiện tự lái và vận hành theo mô hình chia sẻ – phương tiện SAEV. Dẫn bài của BCG, những lý do sau khiến phương tiện SAEV này hứa hẹn sẽ là chiếc xe của tương lai: Đối với người tiêu dùng, SAEV sẽ mang lại lợi nhuận hấp dẫn tới mức không thể phớt lờ Việc sở hữu và điều khiển một chiếc ô tô ngày càng trở nên kém hấp dẫn, đặc biệt là trong thành phố. Quãng đường đi làm dài, kẹt xe và việc tìm kiếm không gian đậu xe tiêu tốn thời gian. Sự tắc nghẽn làm không khí thêm ô nhiễm. Sự an toàn của bị đe dọa – lần đầu tiên trong hàng thập kỷ, số lượng người thiệt mạng vì ô tô gia tăng trên toàn nước Mỹ. Và việc sở hữu ô tô thì đắt đỏ, đặc biệt tại các khu vực đô thị. Nhưng khi ba công nghệ nền tảng SAEV – đi chung, tự lái và truyền động bằng điện – được kết hợp, chi phí di chuyển cá nhân sẽ giảm nhanh chóng, giảm khoảng 50% trong các thành phố rất lớn. Đối với người tiêu dùng chuyển sang SAEV, nó thể hiện việc tăng gần gấp đôi thu nhập khả dụng trung bình của người Mỹ. Đối với các thành phố, SAEV hứa hẹn các giải pháp phục hồi và tiếp thêm sinh lực. SAEV hứa hẹn mang lại các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng, điều đó sẽ đảm bảo việc sử dụng của họ: khoản tiết kiệm 50% là một nguồn lực lớn. Các cơ quan chính quyền thành phố đang đối mặt với một số thách thức khó khăn. SAEV có thể giúp họ giải quyết chúng. SAEV giúp các thành phố trì hoãn việc cơ sở hạ tầng hay hệ thông giao thông công cộng xuống cấp và chịu nhiều sức ép. Những mô hình được lập một cách thấu đáo tại đó SAEV và giao thông công cộng cùng tồn tại có thể cải thiện việc di chuyển và tiết kiệm tiền trong dài hạn. Tôi cho rằng, đây có thể là một cơ hội đi kèm thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. Bởi nếu như ngành công nghiệp ô tô truyền thống của nước ta đang bị bỏ xa sau các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, thì SAEV vẫn đang là một phương tiện mới mà các ông lớn trong lĩnh vực ô tô như General Motor, Uber hay thậm chí cả Google vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, việc đầu tư mạnh tay, can đảm và có tầm nhìn vào phương tiện SAEV có thể sẽ khiến Việt Nam ra nhập được vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu. Bên cạnh đó, hạn chế về cơ sở hạ tầng khiến cho các chính sách khuyến khích cầu xe ô tô riêng vẫn chưa được ủng hộ, dẫn đến nhu cầu về xe ô tô ở Việt Nam vẫn dừng ở mức thấp, nhưng SAEV có thể giúp các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh với cơ sở hạ tầng thấp, diện tích quy hoạch bãi đỗ xe chưa nhiều trì hoãn được sức ép về việc xuống cấp cũng như sức ép giao thông. Trong tương lai không xa, mô hình các đội xe SAEV có thể sẽ là hình thức kinh doanh vận tải phổ biến tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, tầm nhìn về phương tiện SAEV này sẽ là trong thời gian bao lâu? Theo BCG, “việc thương mại hóa trên diện rộng tại các khu vực được xác định rõ ràng, là những thành phố lớn và rất lớn, sẽ bắt đầu bằng những thử nghiệm nhỏ vào năm 2018, theo sau bởi những thử nghiệm ý nghĩa trên toàn thành phố trong suốt giai đoạn đầu của thập kỷ tới. Sau đó, việc triển khai quy mô trên diện rộng sẽ diễn ra ở các thành phố lớn nhất vào năm 2025, theo sau bởi việc nhân rộng quy mô nhanh chóng qua năm 2030 và sau 2030”. Quan trọng là, trong quan điểm về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại quyết định số 1211/QĐ-Ttg ngày 16 tháng 7 năm 2014 đã đề ra: “phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với sự phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, chính sách tiêu dùng, các yêu cầu về môi trường và xu hướng sử dụng tiết kiệm năng lượng.” Như vậy, chiếc xe của thập kỷ tới tại Việt Nam cần là loại xe chạy bằng nhiên liệu thân thiện với môi trường, và tất nhiên nó cần ứng dụng công nghệ tự lái cũng như sử dụng mô hình đi chung để giảm áp lực giao thông đô thị cũng như chi phí sử dụng cho người tiêu dùng. Một viễn cảnh cạnh tranh hoàn toàn mới được vẽ ra đối với ngành công nghiệp ô tô, và chỉ có những bước thay đổi can đảm và đủ lớn mới có thể tạo được dấu chân thành công trong tương lai cho người chơi trong lĩnh vực này. Bạn đã sẵn sàng chưa? Dưới đây là lời khuyên của BCG về sáu bước cần thực hiện để tham gia vào SAEV:
  • Tiến hành tự đánh giá về doanh nghiệp
  • Định lượng các tác động vào công ty
  • Thống nhất trong ban lãnh đạo vào tầm nhìn dũng cảm về tương lai
  • Xây dựng chiến lược
  • Định hình tương lai
  • Can đảm thực hiện các thay đổi đủ lớn
“Chúng ta càng sớm cùng nhau lên kế hoạch cho cuộc chuyển biến xã hội và doanh nghiệp này, hành trình này sẽ càng dễ dàng hơn.”
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận