Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng. Do đó, để giúp nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng một cách mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện hơn, ông William Ready – Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc vận hành của PayPal đã đưa ra một số giải pháp để giúp không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, mà còn giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tăng trưởng và phát triển.
Những doanh nghiệp nhỏ luôn phải chịu nhiều sức ép và sự đe dọa, không chỉ từ các doanh nghiệp lớn, mà còn gặp phải những rào cản trong việc tiếp cận tới nguồn vốn rẻ để phát triển và đặc biệt là để ứng dụng các công nghệ mới nhất vào sản xuất và kinh doanh, khi họ biết rằng hiện nay công nghệ đang liên tục phát triển và ngày càng có nhiều những đổi mới sáng tạo. Vì vậy, sự thay đổi là tất yếu. Các doanh nghiệp nhỏ nói chung và tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô cần có sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên mọi lĩnh vực để có thể cạnh tranh và phát triển trên toàn cầu.
Các giải pháp mà ông William Ready đưa ra như dưới đây không nằm ngoài xu thế phát triển chung hiện nay của thế giới. Một vài yếu tố đã góp phần vào sự hợp nhất thương mại toàn cầu, trong đó có kinh tế theo quy mô (economies of scale) và yếu tố áp dụng các tiến bộ công nghệ giúp một số doanh nghiệp lớn nhất cung cấp dịch vụ mà các doanh nghiệp nhỏ hơn hoàn toàn không thể cạnh tranh được. Nhưng có ba lĩnh vực mà chúng ta có thể đổi mới và hợp tác để hỗ trợ một nhóm đa dạng các doanh nghiệp hơn là:
- Dân chủ hóa việc tiếp cận với công nghệ di động và các công cụ thương mại liền mạch
Bằng cách hợp tác trên khắp các lĩnh vực công nghệ và tài chính, chúng ta có thể dân chủ hoá việc tiếp cận tới các công cụ mà có thể giúp tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.
- Giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận tới nguồn tài trợ vốn giá rẻ khi chúng trở nên sẵn có hơn
Những tiến bộ trong công nghệ và dữ liệu lớn, cũng như các phương tiện mới để đánh giá mức độ tin cậy, đã giúp cho khu vực công và tư nhân, thậm chí cả các cá nhân mở rộng nguồn tài trợ vốn cho các doanh nghiệp một cách dễ dàng, an toàn và có hiệu quả chi phí hơn.
- Giúp các doanh nghiệp nhỏ chuyển mình thành các doanh nghiệp xuyên biên giới
Các doanh nghiệp nhỏ cần tiếp cận các công cụ kỹ thuật số giúp đưa họ đến với những người tiêu dùng toàn cầu. Các công cụ tài chính, công nghệ và logistics có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ thâm nhập vào các thị trường toàn cầu hiện nay. Thông qua hợp tác, chúng ta có thể khiến cho những công cụ này dễ dàng được tiếp cận hơn.
Chúng ta có cơ hội để xây dựng một nền kinh tế sôi động và toàn diện hơn – nền kinh tế mà truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các doanh nhân và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ khi họ phát triển. Thông qua hợp tác trên khắp các hệ sinh thái dịch vụ tài chính (the financial services ecosystem), các chính phủ, các tổ chức đa phương, các tổ chức phi lợi nhuận và các viện nghiên cứu, chúng ta có thể dân chủ hoá việc tiếp cận tới các nguồn lực thương mại trên thiết bị di động, mở rộng khả năng tiếp cận với nguồn tài trợ vốn rẻ và trang bị cho doanh nghiệp các công cụ cần thiết để cạnh tranh trên toàn cầu.
Nội dung bài báo của Diễn đàn kinh tế thế giới:
Các doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, đóng góp vào cơ hội kinh tế, sự đa dạng kinh tế và sức khoẻ chung của cộng đồng. Tuy nhiên, nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục diễn ra, chúng ta có thể sẽ sớm thức dậy trong một thế giới mà nhiều doanh nghiệp nhỏ đã đóng cửa và chỉ còn lại một vài doanh nghiệp lớn nhất.
Điều này có thể có tác động đáng kể đến sự đổi mới, công ăn việc làm, khoảng cách thu nhập ngày càng gia tăng và các cộng đồng khắp thế giới. Tuy nhiên, nếu chúng ta cùng làm việc trên khắp các lĩnh vực công, tư nhân và xã hội, chúng ta có thể dân chủ hóa
[1] việc tiếp cận với các công cụ có giá cả phải chăng, công cụ này sẽ giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tăng trưởng và phát triển, thúc đẩy một nền kinh tế sôi động và một thế giới toàn diện và đa dạng hơn.
Thương mại đang hợp nhất trên toàn cầu
Chúng ta đã bắt đầu thấy sự hợp nhất về thương mại dưới các hình thức như các doanh nghiệp đóng cửa các cửa hàng, cắt giảm lao động và nộp đơn xin phá sản – họ không thể cạnh tranh trong môi trường thương mại mới này.
Xu hướng này ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu. Tại Mỹ, ước tính có khoảng 10.000 việc làm tại các cửa hàng bán lẻ bị mất đi hàng tháng và hơn 8.600 cửa hàng đóng cửa vào năm 2017 – con số cao nhất trong lịch sử. Và một nghiên cứu gần đây của tờ
The Economist cho thấy gần 2/3 trong số 900 lĩnh vực (được ghi nhận bởi cuộc điều tra dân số kinh tế) đã tập trung lại với nhau trong năm 2012 nhiều hơn vào năm 1997.
Sự hợp nhất này đã ảnh hưởng rất xấu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này rất đáng lo ngại vì các doanh nghiệp này chiếm gần 60% đến 70% số công việc ở hầu hết các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và chiếm tỷ trọng lớn trong lượng việc làm gia tăng ròng.
Tại Ấn Độ, 46 triệu doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (hay các MSME) được cho là chiếm khoảng 30% tổng số việc làm cả nước. Và các nghiên cứu gần đây cho thấy ở Trung Quốc, các MSME chiếm 97% tổng các doanh nghiệp, tạo ra 80% tổng việc làm ở đô thị và 60% tổng GDP. Sự thành công của các doanh nghiệp này là rất quan trọng đối với “sức khoẻ” kinh tế của cộng đồng các quốc gia này.
Công nghệ và các quan hệ đối tác
Một vài yếu tố đã góp phần vào sự hợp nhất này, trong đó có kinh tế theo quy mô (economies of scale) và yếu tố thường dựa vào công nghệ cho phép một số doanh nghiệp lớn nhất cung cấp dịch vụ mà các doanh nghiệp nhỏ hơn hoàn toàn không thể cạnh tranh được. Nhưng có ba lĩnh vực mà chúng ta có thể đổi mới và hợp tác để hỗ trợ một nhóm đa dạng các doanh nghiệp:
- Dân chủ hoá việc tiếp cận với công nghệ di động và các công cụ thương mại liền mạch
Một yếu tố quan trọng dẫn tới việc hợp nhất mà chúng ta đã thấy trong những năm gần đây là sự gia tăng nhanh chóng và chấp nhận sử dụng công nghệ di động. Người tiêu dùng đang bắt đầu sử dụng các thiết bị di động của họ như kênh chính để tham gia vào hoạt động thương mại. Sự chuyển sang sử dụng thiết bị di động đang diễn ra xung quanh chúng ta – từ Kenya, nơi mà hơn một nửa dân số đã sử dụng điện thoại di động để thanh toán; đến Thụy Điển, nơi đang nhanh chóng chuyển đổi sang nền kinh tế không dùng tiền mặt (cashless economy). Bởi việc chấp nhận sử dụng điện thoại thông minh đang tiếp tục thúc đẩy việc kết nối và sử dụng Internet nên xu hướng này sẽ chỉ tăng tốc mà thôi.
Trong vài năm tới, việc chuyển sang sử dụng thiết bị di động sẽ làm cho tỷ lệ thương mại ngày càng tăng trên toàn cầu. Thiết bị di động đang mở ra những cơ hội mới và cho phép các doanh nghiệp và người tiêu dùng kết nối ngay tại thời điểm tìm ra nhau. Nhưng nó cũng giúp hợp nhất hoạt động thương mại được kiểm soát bởi một số doanh nghiệp có nguồn lực để xây dựng những trải nghiệm thương mại liền mạch trên quy mô toàn cầu. Khi doanh nghiệp chuyển sang các bối cảnh mới – từ thiết bị di động sang xã hội, sang cả những thứ như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) – sự hợp nhất này sẽ chỉ tăng lên mà thôi.
Ví dụ, các công ty như PayPal và Facebook đang hợp tác để tạo nên thương mại kỹ thuật số trong các bối cảnh mới, như trên phương tiện truyền thông xã hội. Thông qua các quan hệ đối tác như vậy, ngay cả những doanh nghiệp nhỏ nhất cũng có thể mở cửa đối với người tiêu dùng toàn cầu trong bối cảnh mới mà trong đó thương mại đang nổi lên. Bằng cách hợp tác trên khắp các lĩnh vực công nghệ và tài chính, chúng ta có thể dân chủ hoá việc tiếp cận tới các công cụ mà có thể giúp tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.
- Giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận tới nguồn tài trợ vốn rẻ khi chúng trở nên sẵn có hơn
Kể từ cuộc Đại suy thoái (Great Recession), các ngân hàng đã giảm số lượng và quy mô các khoản vay cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ, điều này đã làm cho các doanh nhân và các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc khởi động, phát triển và nhân rộng quy mô. Các nghiên cứu cho thấy rằng giảm cho vay có thể càng góp phần nhiều hơn vào sự hợp nhất. Trong khi đó, những tiến bộ trong công nghệ và dữ liệu lớn, cũng như các phương tiện mới để đánh giá mức độ tin cậy, đã giúp cho khu vực công và tư nhân, thậm chí cả các cá nhân mở rộng nguồn tài trợ vốn cho các doanh nghiệp một cách dễ dàng, an toàn và có hiệu quả chi phí hơn.
Với sự sụt giảm nguồn tài trợ vốn, các công ty “fintech”
[2] – thường hợp tác với các ngân hàng – đang nỗ lực để mang lại khả năng tiếp cận với nguồn vốn rẻ (affordable capital) để các doanh nghiệp có thể tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh và theo đó vào cộng đồng của họ. Các tổ chức phi lợi nhuận như Kiva đang giúp mang lại những khoản tín dụng vi mô (microloan) và cơ hội đến cho các doanh nhân và các doanh nghiệp nhỏ trên khắp thế giới. Các viện nghiên cứu như Viện Milken đang hợp tác với các tổ chức toàn cầu như Ngân hàng Thế giới, để tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang phát triển và tạo ra việc làm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm.
- Giúp các doanh nghiệp nhỏ chuyển mình thành các doanh nghiệp xuyên biên giới
Các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống
[3] ngày nay đang bị giới hạn trong nguồn khách hàng mà họ có thể tiếp cận. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy rằng người ta ngày càng muốn mua sắm “xuyên biên giới” để tìm những hàng hóa độc đáo và có giá cả cạnh tranh. Theo công ty nghiên cứu thị trường Forrester, việc mua sắm xuyên biên giới sẽ chiếm 20% trên tổng giao dịch thương mại trong vòng năm năm tới.
Mặc dù vậy, Ngân hàng Thế giới cho biết chỉ có khoảng 9% các doanh nghiệp nhỏ và 16% các doanh nghiệp cỡ vừa ở các nước có thu nhập thấp bán hàng trực tuyến. Ngay cả ở các quốc gia có thu nhập trung bình cao, dưới 30% các doanh nghiệp nhỏ và dưới 40% các doanh nghiệp vừa bán hàng trực tuyến.
Các doanh nghiệp nhỏ cần tiếp cận các công cụ kỹ thuật số giúp đưa họ đến với những người tiêu dùng toàn cầu. Các công cụ tài chính, công nghệ và logistics có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ thâm nhập vào các thị trường toàn cầu hiện nay. Thông qua hợp tác, chúng ta có thể khiến cho những công cụ này dễ dàng được tiếp cận hơn.
Khu vực công và các hiệp hội thương mại cùng với nhau có thể đầu tư vào việc tuyên truyền cho các doanh nhân địa phương về tầm quan trọng của việc số hóa các hoạt động kinh doanh và bán hàng ra thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp địa phương mà đang tìm cách phát triển, tác động đến các nhà đầu tư quan tâm đến việc tài trợ vốn cho các dự án vì lợi ích xã hội và các công ty fintech mà có thể cung cấp các công cụ công nghệ và tài chính cần thiết nên hợp tác với nhau để mở rộng khả năng tiếp cận các công cụ kỹ thuật số này. Điều này sẽ giúp thúc đẩy thương mại cho hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp đang gánh trên vai sự tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm.
Chúng ta có cơ hội để xây dựng một nền kinh tế sôi động và toàn diện hơn – nền kinh tế mà truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các doanh nhân và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ khi họ phát triển. Thông qua hợp tác trên khắp các hệ sinh thái dịch vụ tài chính (the financial services ecosystem), các chính phủ, các tổ chức đa phương, các tổ chức phi lợi nhuận và các viện nghiên cứu, chúng ta có thể dân chủ hoá việc tiếp cận tới các nguồn lực thương mại trên thiết bị di động, mở rộng khả năng tiếp cận với nguồn tài trợ vốn rẻ và trang bị cho doanh nghiệp các công cụ cần thiết để cạnh tranh trên toàn cầu.
Chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy sự phát triển kinh tế lớn hơn và một xã hội bao trùm hơn mà sẽ thúc đẩy tăng trưởng, thịnh vượng và bình đẳng toàn cầu.
[1] Dân chủ hóa là một từ trong khoa học chính trị và xã hội học để chỉ những thay đổi về mọi mặt trong xã hội, với mục đích là để thay thế những cấu trúc xã hội độc đoán, tập trung quyền lực vào một nhóm người bằng một hệ thống mà người dân có thể kiểm soát quyền lực, góp tiếng nói, cùng quyết định một cách tự do và như vậy đưa tới một xã hội công bằng hơn.
[2] Fintech là những công ty tham gia cung cấp dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ.
[3] Là các doanh nghiệp kinh doanh có trụ sở, địa điểm và hoàn toàn không kinh doanh trực tuyến