Đổi mới gặp tổ chức

Rất lâu trước khi John Van Reenen trở thành giáo sư của MIT, ông đã nghiên cứu các chủ đề MIT theo phong cách của MIT. Van Reenen, nhà kinh tế học nổi tiếng, người đã gia nhập vào đội ngũ của trường đại học MIT vào năm 2016 nói rằng: “Công nghệ luôn là một trong những động lực cho công việc của tôi”. Cụ thể hơn, ông nói thêm, ông thích khám phá “cách mọi người suy nghĩ và đưa ra ý tưởng, và cách mà các ý tưởng lan rộng giữa các công ty và giữa các quốc gia “. Nói tóm lại, Van Reenen nghiên cứu làm thế nào để thế giới hiện đại của chúng ta không ngừng hiện đại hóa. Van Reenen đã trở nên nổi tiếng, tuy nhiên, một phần bằng cách giải thích lý do tại sao người Anh bản địa hiện nay đã không nghĩ ra được ý tưởng, ít nhất là không nhiều như họ đã từng. Trong nghiên cứu suốt những năm 1990, Van Reenen đã xác định rằng các công ty Anh đã chậm trễ trong việc đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp. Sự sụt giảm này tồi tệ hơn bởi sự thu hồi đáng kể hỗ trợ của chính phủ cho Nghiên cứu và Phát triển vào những năm 1980. Kết quả là, trên thực tế, nước Anh đã mắc phải căn bệnh trong đổi mới, nhưng căn bệnh này có thể chữa khỏi được. Phương thuốc của Van Reenen là: các kế hoạch thuế hợp lý hơn để khuyến khích đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển và thúc đẩy tăng trưởng đến từ đổi mới. Van Reenen nói: “Chúng ta thường nghĩ về sự đổi mới và công nghệ như thể nó tự rơi vào chúng ta, như một sự trợ giúp bất ngờ. Tuy nhiên, ông nói thêm, “Công nghệ có thể phản ứng lại môi trường xã hội và kinh tế. Có những chính sách có thể được sử dụng để khuyến khích việc tạo ra các công nghệ mới. ” Tạo ra những công nghệ mới là một việc; sử dụng chúng tốt lại là việc khác. Trong thập kỷ qua, điều này hóa ra là một cảm hứng mới trong nghiên cứu của Van Reenen. Cùng với một số đồng nghiệp, gồm cả cựu sinh viên của ông, nhà kinh tế Nicholas Bloom của Đại học Stanford, Van Reenen đã nghiên cứu kĩ lưỡng cách thức các công ty sử dụng đổi mới, trong khi vẫn hướng tới một câu hỏi lớn hơn vẫn đang tồn tại: Quản lý có quan trọng không? Sau những nghiên cứu thực nghiệm về thực tiễn quản lý của hơn 10.000 công ty ở 20 quốc gia, xem xét kỹ lưỡng cách thức các doanh nghiệp đặt mục tiêu, theo dõi dữ liệu và tạo ra những khuyến khích, Van Reenen đã kết luận: Đúng, quản lý rất quan trọng. Nếu các công ty không áp dụng đổi mới ​​một cách thông minh và sử dụng tốt những nhân viên, thì tác động của công nghệ hóa ra lại hạn chế. Van Reenen nhận ra rằng: “Chúng ta nghĩ về công nghệ theo nghĩa hẹp – về mặt công nghệ cứng, ví dụ như máy tính hoặc robot.”Trong thực tế, lợi nhuận thu được nhờ đầu tư vào những thứ đó thay đổi rất nhiều, và yếu tố chính là quản lý. Bạn có thể ném rất nhiều tiền vào công nghệ và tất cả có thể bị lãng phí. Quy chế tổ chức của một công ty là vô cùng quan trọng đối với việc tận dụng tối đa công nghệ: cách bạn quản lý nhân viên của mình, tuyển dụng đúng người, động viên họ, ai là người có quyền”. Thật vậy, Van Reenen cho rằng, bản chất của công nghệ thường tạo ra nhu cầu quản lý đổi mới. Van Reenen nói: “Nếu bất kỳ ai có thể mua một công nghệ có sẵn thì bạn sẽ không bao giờ có nhiều lợi thế cạnh tranh nếu cũng làm như vậy”. Nếu một số trong những công nghệ này thay đổi, bạn phải thay đổi bản chất của tổ chức”. Được khuyến khích tham gia Công việc của Van Reenen tại MIT là sự kết hợp giữa khoa Kinh tế và Trường Quản lý Sloan của MIT, nơi ông là Giáo sư Gordon Y. Billard của khoa Quản lý và Kinh tế. Quan điểm của ông rằng quản lý là một vấn đề quan trọng chắc chắn đã được chú ý rộng rãi trong giới quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn có những vấn đề khác để Van Reenen nghiên cứu. Ông đã cải thiện chính sách chăm sóc sức khoẻ như là một nhân viên chính sách của chính phủ Anh, kiểm tra những ảnh hưởng của tự động hoá với công nhân, và trong những năm gần đây trở thành tiếng nói công chúng hàng đầu về tác động kinh tế toàn diện của Brexit đối với nền kinh tế Anh. Sự tham gia của Van Reenen trong giới học giả và không gian công cộng tích cực đến mức ông được trao Huân chương Đế Quốc Anh (OBE) năm 2016 cho các dịch vụ về kinh tế và chính sách công. (Những người nhận khác trong năm đó bao gồm Roger Bannister – người đầu tiên lập kỷ lục trong cuộc đua 1 dặm 4 phút và nhạc sĩ Ray Davies của The Kinks). Cú nhảy giữa sự nghiệp của Van Reenen sang MIT là rất đáng chú ý, sau đó, xem xét việc ông gắn bó với quê hương như thế nào. Van Reenen lớn lên ở London, nơi cha ông là giáo sư xã hội học. Như Van Reenen nói, ông xuất thân từ một “gia đình truyền thống giáo viên”. Ông nội của ông là hiệu trưởng của một trường học ở Nam Phi, người đã trở thành một người tị nạn chính trị và định cư tại Anh. Khi lớn lên, những chuyến thăm nhà ông bà đã giúp Van Reenen tìm thấy sự quan tâm với các vấn đề toàn cầu. Van Reenen nhớ lại: “Tôi luôn luôn nhớ rằng khi còn là một đứa trẻ, mỗi chủ nhật chúng tôi sẽ đến nhà ông bà để ăn tối hoặc ăn trưa, và sẽ luôn có rất nhiều cuộc thảo luận chính trị sống động về các sự kiện trên thế giới, và về những gì đang xảy ra, và những đứa trẻ chúng tôi luôn được khuyến khích tham gia thảo luận này từ sớm. Đó là nguyên nhân hình thành nên sự quan tâm của tôi khi suy nghĩ về thế giới.” Van Reenen nhận bằng cử nhân tại trường Đại học Queen’s, Đại học Cambridge, lấy bằng thạc sỹ về quan hệ công nghiệp của Trường Kinh tế London và nhận bằng Thạc sỹ Kinh tế tại Đại học College London năm 1993. Sau đó ông giảng dạy tại khoa Kinh tế của trường đại học College London trong khoảng một thập kỷ. Mô tả công việc: Thay đổi thế giới Chính trong giai đoạn này Van Reenen đã dành thời gian trống ở học viện và tham gia vào chính phủ, cải thiện chính sách chăm sóc sức khoẻ khi Tony Blair làm thủ tướng. Chính phủ sau đó đã cố gắng cải tiến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; Van Reenen, theo những gì ông đã nói, đã không tham gia vào bất kỳ thay đổi chính sách lớn nào nhưng đã học được rất nhiều.Ông nói: “Đó là một trải nghiệm rất tốt đối với tôi rằng tôi đã nhận thức được mức độ khó khăn của việc thuyết phục mọi người thực hiện chính sách”. Bạn có thể có ý tưởng tốt nhất trên thế giới, nhưng để thuyết phục những người hoài nghi bạn cần phải dành nhiều thời gian để nói chuyện với mọi người, trình bày những kết quả theo cách súc tích nhất. Tôi đã trân trọng hơn những người như công chức hoặc chính trị gia đã dành cuộc sống của họ cố gắng để làm những điều này. Việc này sẽ khó hơn rất nhiều so với bạn tưởng tượng từ bên ngoài. ” Trở lại học viện, Van Reenen gia nhập khoa Kinh tế tại Trường Kinh tế London, nơi ông trở thành Giám đốc Trung tâm Thực hiện Kinh tế (CEP), một viện nghiên cứu, nơi ông giám sát khoảng 100 nhân viên trong khi tiếp tục công việc của mình. CEP chủ động nhằm thông báo cho cuộc tranh luận công khai về các vấn đề kinh tế lớn; giống như một đội ngũ tư vấn của Washington nhưng được tổ chức bởi một trường đại học. Van Reenen cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng làm cầu nối giữa công việc học thuật và thế giới chính sách, để góp phần vào cuộc tranh luận.”Đó là một trận chiến không ngừng cho sự cam kết, một trận chiến cho tâm hồn và lý trí. Bạn phải rất năng động. ” Trong vai trò là người đứng đầu CEP, Van Reenen đã tham gia vào một sự kiện gây tranh cãi gần đây: Brexit, cuộc bầu cử năm 2016 của Anh Quốc bằng cách trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh Châu Âu, dưới hình thức vẫn chưa được xác định. Van Reenen đã trở thành một chuyên gia hàng đầu cảnh báo về những sai lầm kinh tế của Brexit. Ông không che giấu sự thất vọng của mình đối với chiến dịch chính trị ủng hộ Brexit – chiến dịch đã thông qua một sự tập trung mạnh mẽ chống lại chuyên gia và chống nhập cư. Van Reenen nói: “Nếu bạn nhìn vào nghiên cứu về tác động kinh tế của nhập cư châu Âu vào Anh, nó đã rất tích cực. Những người nhập cư phải trả nhiều thuế hơn so với lợi ích mà họ lấy được. Nhưng thật khó để phá vỡ điều này khi phần lớn các phương tiện truyền thông đang nói ngược lại”. Tại Học viện MIT Tuy nhiên, vào thời điểm Brexit được thông qua một cách hạn chế vào tháng 6 năm 2016, Van Reenen đã đồng ý tham gia MIT, để khởi động những gì ông coi là một giai đoạn mới trong sự nghiệp của mình. Học viện này là một điểm đến mong đợi cho học giả nghiên cứu các nguyên nhân và hậu quả của sự đổi mới. “MIT là một sự phù hợp tuyệt vời cho sở thích của tôi”, Van Reenen nói. “Có rất nhiều nhà kinh tế học làm việc này ở đây, nhưng cũng có những người khác đang tạo ra tương lai tại đây.” Bên cạnh đó, Van Reenen còn cho biết thêm: “Hoa Kỳ là trung tâm của thế giới về kinh tế, và MIT là trung tâm của Hoa Kỳ về kinh tế.” Bây giờ khi ông phải định cư, công việc hiện tại của Van Reenen về tác động của công nghệ vẫn đang tiếp diễn. Ông đang ngày càng kiểm tra những ảnh hưởng của công nghệ đối với công việc và việc làm, ông chia sẻ sự quan tâm của mình với nhiều giảng viên ở MIT Sloan, cũng như các đồng nghiệp của Khoa Kinh tế như Daron Acemoglu và David Autor. Thực tế, cùng với Autor và ba đồng tác giả khác, Van Reenen đã khẳng định trong các nghiên cứu gần đây rằng sự nổi lên của các công ty “siêu sao” có sức mạnh thị trường khổng lồ giúp giải thích một câu hỏi kinh tế trọng tâm: tại sao sự tăng trưởng của tiền lương với nhiều công nhân lại chậm lại trong những thập niên gần đây. Nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp khổng lồ ngày nay đã tăng doanh thu mà không tăng chi phí nhân công, một phần do các ứng dụng công nghệ của họ. Van Reenen nhận ra rằng: “Nếu bạn muốn hiểu tại sao bất bình đẳng đã tăng lên rất nhiều trong 40 năm qua, một trong những thực tế căn bản là do những công nghệ mới”. Ông lưu ý thêm rằng mẹ của ông đã làm việc trong một ngân hàng nhưng ngày nay sẽ không còn công việc đó. “Đó là một công việc tốt, nhưng công việc của bà đã biến mất. Các máy ATM đã cơ bản loại bỏ những loại công việc này. Một số người ở nhóm giữa của phân phối thu nhập đã bị mất đi cơ hội bởi công nghệ”. Van Reenen dự định tiếp tục công việc đó – và tiếp tục công bố những phát hiện và ý tưởng của mình, với vai trò như một nhà tư duy vì lợi ích của công chúng. Van Reenen nói: “Tôi luôn nghĩ đó là một phần công việc của bất kỳ nhà trí thức nào. Không chỉ nghĩ về thế giới mà còn phải cố gắng tham gia, thay đổi nó một cách tốt hơn”.

Người dịch: Hồng Vân

Nguồn: Peter Dizike, 08/01/2018, news.mit.edu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *