Trong bản Theo dõi Nền kinh tế Toàn cầu cuối cùng của năm, PwC phác thảo các chủ đề chính mà họ cho rằng có thể sẽ chiếm ưu thế trong nền kinh tế toàn cầu vào năm 2018.
Tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ là nhanh nhất kể từ năm 2011: Theo như kịch bản chính mà PwC đưa ra, họ dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng gần 4% về sức mua tương đương (Purchasing power parity-PPP), nhanh nhất kể từ năm 2011, tăng thêm 5.000 tỷ USD sản lượng toàn cầu theo các giá trị hiện tại. Quan trọng hơn, PwC dự kiến tăng trưởng trên diện rộng và đồng bộ, chứ không phải dựa vào một vài quốc gia. Các động lực chính của nền kinh tế toàn cầu là Mỹ, các nước châu Á mới nổi và khu vực đồng Euro (Eurozone), chiếm 60% GDP toàn cầu vào năm 2017 – dự kiến đóng góp gần 70% tăng trưởng kinh tế vào năm 2018 theo các điều khoản PPP so với mức trung bình tăng trưởng kinh tế sau năm 2000 là khoảng 60%.
Sự khởi đầu của việc chấm dứt chính sách “đồng tiền dễ dãi”: Kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) bắt đầu giảm dần quy mô của bảng cân đối kế toán và tăng lãi suất, câu hỏi được đặt ra là ai sẽ theo sau họ. PwC kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục giảm việc mua tài sản hàng tháng vào năm 2018. Nếu lạm phát tại Eurozone tăng trở lại nhanh hơn so với dự báo ban đầu của PwC, trong năm 2018 có thể chúng ta sẽ chứng kiến sự chấm dứt của chương trình mua tài sản của ECB. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, PwC không cho rằng sẽ có một sự thay đổi đáng kể trong chính sách tiền tệ. Nói chung, PwC kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt phần nào trong nhóm các nước G7, cân nhắc việc chấm dứt những khoảng cách sản lượng trong một số nền kinh tế phát triển và kỳ vọng lạm phát ổn định.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng “đói năng lượng” (energy hungry) lớn hơn bao giờ hết: nền kinh tế toàn cầu có thể tiêu thụ gần 600 triệu tỷ (quadrillion) đơn vị nhiệt Anh (British Thermal Units-BTUs) năng lượng – gấp đôi mức tiêu thụ năm 1980 và là mức cao nhất được ghi nhận trong lịch sử. PwC hy vọng tổng mức tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 30% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tức là gấp khoảng sáu lần so với mức tiêu thụ của lục địa châu Phi. Phản ánh sự chuyển đổi chậm sang nguồn năng lượng tái tạo, chỉ có 10% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và Trung Quốc sẽ tiêu thụ gấp đôi lượng năng lượng tái tạo so với Mỹ.
Những dự báo chi tiết của PwC được biên soạn với sự đóng góp từ nhóm các nhà kinh tế toàn cầu của họ.Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm các nước G7 đạt mức thấp nhất trong vòng 40 năm: Năm 2018, tổng tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm các nước G7 có thể ở mức dưới 5% – tương đương với khoảng 19 triệu công nhân. PwC dự kiến sự tăng trưởng tiền lương sẽ tăng lên một cách vừa phải, nhưng vẫn giữ ở mức dưới xu hướng trước khủng hoảng (pre-crisis). Điều này có thể bị tác động bởi các thị trường lao động thắt chặt như ở Mỹ – dự kiến sẽ đạt mức thất nghiệp khoảng 4% – nhưng cân đối lại bởi các nền kinh tế khác như Ý, nơi mà tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn tương đối cao. PwC cũng chú ý đến các cuộc đàm phán tiền lương của các ngành quan trọng ở Đức sẽ được tổ chức trong quý cuối cùng của năm 2018.Eurozone được dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh hơn 2%, trong khi Vương quốc Anh lại bị tụt lại phía sau: Trong dự báo kịch bản chính của PwC cho năm 2018, họ hy vọng tốc độ tăng trưởng tính theo GDP (the GDP-weighted growth rate) của các nền kinh tế “ngoại vi”[1] của Eurozone (the peripheral) sẽ phát triển nhanh hơn so với các nền kinh tế “cốt lõi” [2](the core). Cụ thể, PwC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng lần lượt là 2,5% và 2% tính theo GDP.Đây sẽ là năm thứ năm liên tiếp các nền kinh tế “ngoại vi” của Eurozone vượt qua các nền kinh tế “cốt lõi”. Trong số các nền kinh tế lớn của Eurozone (xem Hình 3), Hà Lan được dự kiến sẽ dẫn đầu bảng xếp hạng các nền kinh tế “cốt lõi” (tăng trưởng 2,5%). Ai-len được dự kiến sẽ là nền kinh tế “ngoại vi” phát triển nhanh nhất (tăng trưởng 3,5%). Hy Lạp có thể sẽ thoát khỏi chương trình cứu trợ (bailout programme) vào tháng Tám, đánh dấu năm đầu tiên kể từ 2009 không có nền kinh tế nào trong Eurozone dưới sự giám sát của IMF. Đức sẽ tiếp tục là cán cân vãng lai lớn nhất thế giới theo trị số tuyệt đối lên đến 300 tỷ USD. Trái ngược với sự phục hồi của Eurozone, sự bất ổn liên quan đến Brexit dự kiến sẽ kéo theo tăng trưởng của Vương quốc Anh chỉ vào khoảng 1,4% vào năm 2018[3].Giá dầu tương đối ổn định: PwC dự đoán giá dầu trung bình sẽ duy trì ở mức ổn định tính theo giá trị thực tế trong năm 2018. Trong tháng 11, OPEC và các đồng minh của OPEC đã đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ, tức là cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2018. Mặc dù vậy, một thành viên của OPEC là Iran đã được cho phép cắt giảm ở mức ít hơn xuống còn 10,05 triệu thùng/ngày, bởi Iran mới hồi phục từ các biện pháp trừng phạt hạt nhân. Điều này có thể sẽ giữ cho sản lượng dầu mỏ tăng trưởng ở mức khiêm tốn nếu thỏa thuận chứng minh được tính khả thi qua thời gian. PwC cho rằng các nguy cơ sẽ diễn ra theo chiều hướng tiêu cực bởi việc không tuân thủ có thể xảy ra và đặc biệt là khả năng tăng cung nhanh chóng của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ (US shale oil producers). Cụ thể, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã thực sự làm tăng việc dư thừa dầu mỏ toàn cầu hiện nay và việc tăng giá dầu do thỏa thuận mới nhất của OPEC có thể thúc đẩy các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ tăng số lượng giàn khoan.Tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại như dự kiến: PwC dự đoán Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất thế giới về sức mua tương đương (PPP), sẽ tăng trưởng khoảng 6-7% vào năm 2018. Tại Đại hội Đảng năm 2017, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã vạch ra sự thay đổi cho Trung Quốc, chuyển hướng tập trung từ tăng trưởng tốc độ cao sang chất lượng cao. Điều này cùng với cải cách cơ cấu nguồn cung đã giúp giải quyết các vấn đề về cấu trúc như việc sản xuất quá mức của nhà máy và ô nhiễm môi trường. Bất kỳ sự giảm sút bất ngờ nào liên quan đến tăng trưởng của Trung Quốc (ví dụ như bởi các vấn đề ổn định tài chính liên quan đến mức nợ cao trong lĩnh vực bất động sản) thì đều là một rủi ro suy giảm (downside risk). Phân tích của PwC chỉ ra rằng, nếu chỉ cân nhắc các mối liên kết thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, Úc và Hàn Quốc có thể đặc biệt chịu ảnh hưởng do bất kỳ sự chậm lại nào như vậy bởi vì xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng đáng kể trong thương mại của họ.Tỷ lệ gia tăng dân số toàn cầu sẽ là chậm nhất kể từ khi số liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 1950: PwC dự đoán thế giới sẽ có thêm 80 triệu người vào năm 2018, nhưng nếu xem xét sự tăng trưởng theo phần trăm thì đây sẽ là mức tăng chậm nhất kể từ năm 1950. Các lục địa châu Á và châu Phi[4] được dự báo là những nơi đóng góp chính vào sự tăng trưởng này, với lần lượt là 40 và 30 triệu người, mặc dù quy mô dân số hiện tại của châu Phi chưa bằng 1/3 so với châu Á. Sự năng động của châu Phi cũng sẽ được phản ánh trong sản lượng đầu ra của nền kinh tế – vì vậy sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu 8 trong 10 nước phát triển nhanh nhất trong năm 2018 có thể là ở Châu Phi.Mặc dù triển vọng tăng trưởng năm 2018 có vẻ tốt, nhưng cũng có một số rủi ro suy giảm khác mà doanh nghiệp cần lưu ý, bao gồm:
Văn bản thỏa thuận cuối cùng của kế hoạch cải cách thuế của Mỹ dẫn đến sự thâm hụt ngân sách lớn một cách không bền vững, điều này có thể làm thắt chặt các điều kiện tài chính ở tốc độ nhanh bất ngờ với tác động rộng khắp hơn.
Quá trình giải quyết các cuộc đàm phán Brexit cũng như các cuộc thảo luận rộng rãi hơn về tương lai của EU.
Bất ổn chính trị ở các nền kinh tế lớn bởi các cuộc bầu cử được tổ chức khắp Brazil, Mexico, Ý, Hàn Quốc và việc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Chính phủ Mỹ, cũng như căng thẳng địa chính trị tiếp diễn liên quan đến Triều Tiên.
Người dịch: Minh HuyềnNguồn: Barret Kupelian, James Loughridge, 12/2017, www.pwc.com[1] Các nền kinh tế “ngoại vi” bao gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-len[2] Các nền kinh tế “cốt lõi” bao gồm Đức, Pháp, Ý, Hà Lan[3] Để biết thêm chi tiết về nền kinh tế của Vương quốc Anh xin truy cập vào www.pwc.co.uk/ukeo/[4] Lục địa được định nghĩa theo Liên Hợp Quốc