Sáu lý do tại sao các công ty nên bắt đầu chia sẻ tư duy dài hạn với nhà đầu tư

Ngày 13 tháng 9 năm 2017 Tim Youmans và Brian Tomlinson Trong năm năm qua, các Giám đốc điều hành (CEO) đã phải đối mặt với những áp lực đang tăng dần để tạo ra lợi nhuận ngắn hạn và sự gia tăng khả năng xảy ra của các biện pháp quản lý làm giảm giá trị dài hạn, chẳng hạn như giảm quy mô Nghiên cứu và Phát triển. Các công ty và nhà đầu tư có xu hướng đổ lỗi lẫn nhau trong tình huống này. Các CEO phàn nàn rằng các nhà đầu tư không chú trọng đến dài hạn, còn các nhà đầu tư phản ứng rằng các công bố về thông tin của công ty làm giảm sự cam kết vào các chỉ số dài hạn, vì các công bố hàng quý chỉ tập trung vào kết quả gần đây. Nhưng các CEO và đội ngũ quản lý của họ thực sự suy nghĩ về những vấn đề dài hạn. Thực tế, tất cả các CEO đều có kế hoạch dài hạn chi tiết, bao quát, và xem đây là trọng tâm của công việc quản lý cấp cao. Cho đến nay, các kế hoạch như vậy thường được giữ bí mật nghiêm ngặt, vì nhiều CEO lo ngại rằng lợi thế cạnh tranh có thể bị suy giảm bởi việc công bố thông tin chi tiết. Những lo ngại xung quanh việc công bố các thông tin dự kiến trong tương lai trước khi chúng đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc đối với việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cũng khiến các CEO phải ngần ngại. Do đó, chiến lược và thực tiễn vận hành doanh nghiệp là không đủ để thu hút việc chia sẻ thông tin giữa các cổ đông và doanh nghiệp. Đồng thời, kỳ vọng cao về đóng góp của các doanh nghiệp đối với xã hội đã trở nên phổ biến hơn. Các vấn đề bền vững vật chất đã được công nhận rộng rãi quan trọng như hiệu quả tài chính và hoạt động. Các nhà đầu tư trở nên quyết đoán hơn trong việc xem xét các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG), xác định các yếu tố này là nguồn lực tiềm năng cho hiệu quả dài hạn của doanh nghiệp. Nếu một phần nhỏ trong kế hoạch chiến lược dài hạn của một công ty buộc phải công bố, các CEO nên hỏi chính xác hai câu hỏi: “Tại sao tôi nên công bố kế hoạch dài hạn của công ty?” và “Tôi nên công bố kế hoạch dài hạn của công ty như thế nào?”. Tim Youmans và Brian Tomlinson đưa ra sáu lý do cho việc công bố này và một số gợi ý về cách thực hiện như sau: Tại sao cần phải công bố tư duy dài hạn?
  1. Để chứng minh rằng Công ty có một chiến lược dài hạn.
Các tổ chức hướng đến việc tạo ra giá trị dài hạn nhằm quản lý tốt hơn các vấn đề bền vững vật chất đã làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh, cho thấy cả khả năng phục hồi và khả năng đổi mới được cải thiện. Kế hoạch dài hạn thể hiện theo hướng đối mặt với nhà đầu tư sẽ tạo cơ hội cho cuộc đối thoại ý nghĩa về hiệu quả hoạt động liên tục của công ty về hai nội dung chính: một câu chuyện tạo ra giá trị dài hạn (về quá khứ) và một kế hoạch tạo giá trị dài hạn (về tương lai). Dành nhiều thời gian hơn để nói về bối cảnh tương lai của công ty không có nghĩa là công bố ít cụ thể hơn hoặc ít ý nghĩa hơn. CEO của Force for Good (CECP), một liên minh của hơn 200 CEO của một số tập đoàn lớn nhất, đã đưa ra Sáng kiến Nhà đầu tư chiến lược kết nối các CEO với các nhà đầu tư lớn, dài hạn. Các nhà đầu tư đối tác này muốn xem xét các kế hoạch dài hạn trong 5 năm tới và thể hiện rõ ràng các chỉ số thích hợp (như các kế hoạch được xây dựng bởi FCLTGlobal và McKinsey Global Institute), trong đó nêu tỷ lệ đầu tư, chất lượng thu nhập, tăng trưởng cận biên và tăng trưởng thu nhập.
  1. Để thể hiện rằng công ty có thể dự đoán và tận dụng những xu hướng lớn.
Một công ty bị ảnh hưởng bởi một loạt các xu hướng lớn, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào ngành. Kế hoạch dài hạn của các CEO giúp phác thảo cách thức công ty sẽ phản ứng với những xu hướng quan trọng đối với doanh nghiệp như sự chuyển đổi sang nền kinh tế các bon thấp, sự đột phá về công nghệ, xã hội với dân số già, và giúp các nhà lãnh đạo xác định cách thức dự định quản lý rủi ro và tận dụng những cơ hội từ những xu hướng này. Chiến lược để tận dụng những xu hướng lớn nhất thiết phải bao gồm kế hoạch phân bổ vốn dài hạn của công ty. Kế hoạch này nên bao gồm các chỉ số trong năm phù hợp và sẽ cho phép một công ty nhận ra sự khác biệt giữa quan điểm dài hạn của công ty với những công ty ngang hàng có tầm nhìn ngắn hạn. Một giải thích rõ ràng về cách công ty sẽ cân đối việc sử dụng vốn chiến lược trong dài hạn (như mua và bán, thanh toán nợ, tái đầu tư và hoàn vốn cho các cổ đông) là thông tin giá trị cho các cổ đông chính với tầm nhìn đầu tư dài hạn.
  1. Để giúp các nhà đầu tư hiểu được các vấn đề ESG “thông qua con mắt quản lý”.
Đáp lại các cân nhắc về tính bền vững đang ngày càng trở thành một phần cốt lõi của chiến lược của doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Phần lớn các nhà đầu tư nhìn nhận các yếu tố ESG như “vật chất tài chính” (financially material) và mong muốn quản lý hiệu quả các yếu tố ESG vật chất để mang lại hiệu quả tốt hơn về lâu dài. Các nhà đầu tư cũng thể hiện sự thất vọng về việc công ty công bố không đầy đủ các yếu tố ESG. Ví dụ, vụ bê bối khí thải động cơ diezen của Volkswagen và BP’s Deepwater Horizon cho thấy sự quản lý yếu kém các yếu tố ESG vật chất có thể phá hủy giá trị và niềm tin trong thời gian dự kiến. Kế hoạch dài hạn giúp công ty xác định các vấn đề bền vững về “vật chất tài chính” và mang lại cho đội ngũ quản lý cơ hội để thể hiện cách họ tư duy và quản lý các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Các khuôn mẫu như Hội đồng Chuẩn mực Kế toán bền vững (SASB) có thể cung cấp cho đội ngũ quản lý một biểu mẫu để bắt đầu tư duy này. Bằng cách kể “những câu chuyện chiến tranh” về cách các vấn đề ESG được đưa vào chiến lược, các nhà quản lý có thể giúp các nhà đầu tư xem xét cách tiếp cận của công ty đối với các vấn đề ESG thông qua con mắt của nhà quản lý.
  1. Khuyến khích đội ngũ điều hành cấp cao (C-suite) phản ánh về hệ sinh thái của công ty.
Mô hình kinh doanh của một công ty phụ thuộc nhiều và ảnh hưởng đến một lượng lớn các bên liên quan thông qua các hoạt động của nó. Điều quan trọng là một công ty phải tính đến các bên liên quan, bao gồm – nhưng không giới hạn – các nhà đầu tư, mặc dù không phải tất cả các bên liên quan đều rất quan trọng đối với sự thành công của công ty. Công bố kế hoạch dài hạn cũng có thể chứng minh rằng lợi ích kinh doanh trong tương lai là phù hợp với lợi ích của cổ đông định hướng dài hạn và các bên liên quan khác. Để làm được điều này, một công ty có thể xác định được một vài bên liên quan “có sứ mệnh quan trọng” (ngoài các cổ đông) và đảm bảo rằng các lợi ích của họ được xem xét trong chiến lược dài hạn đã nêu. Các công cụ như Báo cáo một trang về các Đối tượng quan trọng và Tính trọng yếu có thể cho phép các công ty, ở cấp độ giám đốc, xác định các bên liên quan như vậy một cách có chiến lược.
  1. Giúp truyền cảm hứng – và giữ lại – cả nhân viên và những nhà đầu tư.
Tuyên truyền mục đích dài hạn mang lại rất nhiều lợi ích bảo đảm (collateral benefits) cho một công ty.  Một trong số đó là xây dựng xã hội của lòng trung thành. Các công ty tập trung vào việc tuyên truyền các kế hoạch dài hạn có thể thu hút   nhiều nhà đầu tư theo định hướng dài hạn   – Ernst & Young gọi đây là “các đồng minh của các nhà đầu tư” – để hỗ trợ quan điểm quản lý dài hạn. Khi một công ty có mục đích bền vững, đích thực, công ty này dường như sẽ có khả năng thu hút, động viên và giữ nhân viên tốt hơn – đây đều là những hoạt động quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Kế hoạch dài hạn giúp các CEO định hình một tầm nhìn đầy cảm hứng về mục đích của tổ chức và tương lai của công ty.  
  1. Đẩy mạnh khả năng lãnh đạo trong việc chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp và cổ đông.
Chia sẻ về kế hoạch dài hạn không đòi hỏi phải giảm tần suất chia sẻ định kỳ giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Thay vào đó, nó đòi hỏi lịch trình hiện tại phải được tái định hướng để nêu lên cái nhìn dài hạn, mang lại nhiều cơ hội có giá trị hơn cho các cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Để thực hiện điều này, các tổ chức có thể hợp tác với một nhóm nhỏ nhưng đang phát triển của các tập đoàn mà có kế hoạch dài hạn hàng năm (theo dạng thông thường cho việc chia sẻ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp), xác định chính xác mục tiêu chiến lược và các chỉ số dài hạn phù hợp. Sau đó, các công bố hàng quý có thể được điều chỉnh một phần để phục vụ như một diễn đàn trong đó các nhà đầu tư yêu cầu công ty giải thích các dấu mốc quan trọng hướng tới các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch dài hạn. Một nền tảng mới Một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu đưa ra các kế hoạch như vậy. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của IBM, PG & E, Humana, BD, Nielsen và Welltower (tổng vốn hóa thị trường là 600 tỷ USD) đã đưa ra kế hoạch cho việc tạo ra giá trị dài hạn cho các nhà đầu tư đại diện cho 20.000 tỷ USD tài sản đang được quản lý, bao gồm Vanguard, Goldman Sachs và State Street. Kế hoạch dài hạn là một công cụ mới trong chuỗi thông tin định kỳ của các cổ đông và là một cơ hội chưa từng có đối với các công ty và nhà đầu tư hàng đầu cùng nhau  thúc đẩy tạo ra giá trị bền vững và giúp làm rõ vai trò của công ty trong xã hội bền vững.

Người dịch: Hồng Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *