Cách xác định đường hướng chuyển đổi cho doanh nghiệp

Bằng cách trả lời 10 câu hỏi, Chỉ số Chuyển đổi có thể giúp doanh nghiệp xác định đúng vị trí hiện tại của mình và qua đó có thể lập kế hoạch để đạt được cấp độ tiếp theo.

Chúng ta đang ở một thời điểm then chốt. Những đột phá đang tạo ra nhiều cơ hội với tốc độ chưa từng thấy, từ các cơ hội rất gần như những người tiêu dùng siêu hạng, thiết kế hành vi, tái hình dung ngành y tế và công việc trong tương lai – cho đến những cơ hội còn khá xa, như dùng công nghệ để tăng cường năng lực thể chất và tư duy con người, lão hóa tích cực, thị trường siêu lưu động và điện toán lượng tử. Tuy nhiên, trong khi các khả năng dường như là vô tận thì đi song song với đó luôn là những thách thức.

Liệu mục đích có thể truyền cảm hứng cho các cách làm việc và tư duy mới? Liệu quá trình tái phát minh không ngừng có thể duy trì được tính phù hợp liên tục? Làm thế nào để doanh nghiệp biến khách hàng thành người đồng sáng tạo? Và làm thế nào để doanh nghiệp phát huy được các nền tảng vô hình nhưng giá trị còn cao hơn cả tài sản hữu hình?

Để giúp các nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn trong một thời đại mà cả giá trị và tiềm năng con người đều có thể sẵn sàng được khai phá, chúng tôi đã phát triển ra Chỉ số Chuyển đổi – được xây dựng thông qua một cuộc khảo sát gồm 10 câu hỏi để giúp doanh nghiệp xác định vị trí của họ trong hành trình chuyển đổi, những thách thức phải đối mặt và các kế hoạch hành động tiếp theo. Chỉ số này và các khuyến nghị đi kèm là cơ sở thúc đẩy doanh nghiệp hướng đến tư duy đổi mới trong toàn tổ chức, qua đó thu hút và truyền cảm hứng đổi mới đến nhiều bên hữu quan, từ khách hàng đến đồng nghiệp và rộng hơn là cả xã hội. Chỉ số này cũng giúp định hướng doanh nghiệp chuyển đổi bắt đầu từ các kỳ vọng: lập các kế hoạch ưu tiên và hành động ngay lập tức dựa trên suy luận ngược từ các hình dung về những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Chỉ số Chuyển đổi

Chỉ số Chuyển đổi bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu nhiều hợp phần được thực hiện bởi EYQ, tổ chức học giả toàn cầu với trọng tâm nghiên cứu về những khả năng của thế giới tương lai với các quan điểm và góc nhìn đa dạng. Nghiên cứu đã khám phá những động lực của thách thức và chuyển đổi đột phá, trong đó hơn 100 CEO từ 5,000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới cho biết họ tin rằng tổ chức của họ đã sẵn sàng nắm bắt những mặt tích cực của các cơ hội mới nổi như thế nào. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra những khác biệt quan trọng trong nhận thức về sự đột phá hay ý thức về tính cấp bách và sự chuyển đổi.

Tập trung vào các chủ đề bức thiết nhất liên quan đến sự sẵn sàng cho quá trình đột phá – từ năng lực lãnh đạo, đến văn hóa và phát kiến đổi mới – Chỉ số Chuyển đổi sử dụng thang điểm 100 để xếp mức độ trưởng thành của tổ chức theo các giai đoạn: con tằm, con nhộng và con bướm. Các doanh nghiệp con tằm tập trung vào khai thác thành công nguồn lực hiện có mà không cần thực hiện các bước chuyển đổi. Để trở thành doanh nghiệp hàng đầu đòi hỏi các doanh nghiệp này phải xem xét làm thế nào để biết cách khởi xướng lẫn ứng phó với sự đột phá. Các doanh nghiệp con nhộng nhận thức được tác động của các áp lực đòi hỏi tính đột phá đối với hoạt động kinh doanh của họ và đang thực hiện các biện pháp để tạo ra một nền văn hóa đổi mới mạnh mẽ khi họ bắt đầu trải qua quá trình chuyển đổi. Các doanh nghiệp con bướm có khả năng đổi mới sáng tạo nhất. Bước tiếp theo của họ để khai thác trọn vẹn các tiềm năng là duy trì một tư duy chuyển đổi trong toàn doanh nghiệp và kiên trì thực hiện cho đến khi thực hiện thành công quá trình chuyển đổi.

Kết quả của Chỉ số Chuyển đổi và mức độ trưởng thành tương ứng giúp các doanh nghiệp xác định và xem xét triển khai những hành động để bước sang giai đoạn chuyển đổi tiếp theo. Dưới đây là các ví dụ cho các doanh nghiệp đang trong giai đoạn con tằm, con nhộng, và con bướm.

Close up caterpillar climbing leaf image

Mức độ trưởng thành: Con tằm

Các doanh nghiệp tập trung khai thác thành công nguồn lực hiện có mà không cần thực hiện các bước chuyển đổi

Ngay bây giờ: Thúc đẩy một cuộc thảo luận trong toàn tổ chức về việc ứng phó với sự đột phá, xây dựng ý thức về tính cấp bách của việc vượt qua sức ỳ.

Tiếp theo: Thống nhất trong ban giám đốc và hội đồng quản trị các định hướng chung về các hoạt động đầu tư cần thiết, thay đổi văn hóa, quản trị, liên hệ với mục tiêu và thông điệp được truyền tải tới các cổ đông. Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể làm gương trong việc thử nghiệm và chấp nhận rủi ro – đó là “nói đi đôi với làm”.

Xa hơn: Tham gia với các nhà đầu tư chủ chốt để thảo luận về sự đột phá và đánh giá khẩu vị và thái độ đối với đầu tư vào đổi mới.

Rice Paper butterfly chrysalis image

Mức độ trưởng thành: Con nhộng

Các doanh nghiệp nhận thức được tác động của các nhân tố tạo nên sự đột phá đối với hoạt động kinh doanh của họ và đang thực hiện các biện pháp để tạo ra một nền văn hóa đổi mới mạnh mẽ.
  • Ngay bây giờ: Xác định các bất cập chính. Doanh nghiệp không nên tiếp cận với sự sẵn sàng cho đột phá chỉ như với một dự án, mà nên nhìn nhận nó như là một sự chuyển đổi về tổ chức thông qua các khía cạnh cơ bản liên quan đến văn hóa, mục đích, vận hành và mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
  • Tiếp theo: Xem xét tính hài hòa, đồng bộ giữa đãi ngộ với chỉ tiêu và chất lượng quản trị nhằm thúc đẩy các mục tiêu đổi mới. Ngoài ra, phải đảm bảo rằng CEO là người trực tiếp lãnh đạo cả lộ trình chuyển đổi và hội đồng quản trị thường xuyên chú ý đến các thách thức đe dọa hoặc các cơ hội đột phá.
  • Xa hơn: Tìm ra những người quản lý sự thay đổi giỏi nhất trong doanh nghiệp, tập hợp họ lại và để họ tự do thúc đẩy quá trình chuyển đổi, theo mô hình đội nhóm chuyên trách hoặc kết hợp giữa nhiệm vụ chuyển đổi và các công việc vận hành và kinh doanh thường nhật. . Hãy suy nghĩ về việc sử dụng chuyển đổi trong quản lý nhân tài để thúc đẩy thay đổi văn hóa, suy nghĩ về việc tuyển dụng hướng đến đa dạng hóa tư duy và xây dựng tư duy đột phá.
Butterfly Red spider lily image

Mức độ trưởng thành: Con bướm

Các doanh nghiệp có khả năng đổi mới sáng tạo nhất và có thể duy trì tư duy chuyển đổi trong toàn doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi thành công

Ngay bây giờ: Lập kế hoạch cho hiện tại, tiếp theo và xa hơn. Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể tận dụng cơ hội để khai thác công nghệ số bằng cách đưa công nghệ số vào toàn bộ chuỗi giá trị, từ chiến lược và thiết kế, cho đến thực hiện và quản trị rủi ro.

Tiếp theo: Phát triển hệ sinh thái, mạng lưới và các phương thức đổi mới để hợp tác, không chỉ trong nội bộ tổ chức, mà theo cả hướng tiếp cận từ bên ngoài. Doanh nghiệp sẽ cần xem xét xác định các cơ hội đang ngày càng rộng mở và cách doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh để nắm bắt những cơ hội đó.

Xa hơn: Hãy tự hỏi: Phần nào trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp không còn phù hợp? Câu trả lời sẽ định hướng cho doanh nghiệp giải phóng nguồn lực dành cho những phát kiến đổi mới. Doanh nghiệp cũng cần phải “tái lập chiến lược” của mình – thường xuyên xem lại kế hoạch kinh doanh, định hình lại tương lai và thử nghiệm các khái niệm mới.

Trong môi trường năng động ngày nay, các doanh nghiệp chỉ có thể chọn lựa một trong hai con đường: hoặc kích hoạt sự sẵn sàng cho đột phá giống như con nhộng để phát triển thành con bướm, hoặc vẫn là con tằm, để mục tiêu dẫn đầu thị trường và vốn hóa vào trạng thái bị đe dọa. Hiểu được mức độ trưởng thành của một tổ chức trong khả năng ứng phó với những thách thức đột phá bây giờ, tiếp theo và xa hơn cho phép các nhà lãnh đạo tự tin vạch ra đường lối đưa họ lên cấp độ tiếp theo trong hành trình chuyển đổi của doanh nghiệp và nắm bắt lợi thế cạnh tranh trong Kỷ nguyên Chuyển đổi.

Tóm lược

Chỉ số Chuyển đổi cho phép các doanh nghiệp đánh giá xem họ đang ở đâu trên hành trình chuyển đổi của mình, từ đó giúp họ lên kế hoạch hành động đúng đắn, hướng đến thành công trong Kỷ nguyên Chuyển đổi.

Tác giả Hank Prybylski

EY Global Vice Chair – Transformation

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *