Xây dựng nhà máy thông minh với Đổi Mới ERP

Sản xuất đáp ứng,thích nghi, kết nối

Sự phát triển của các xu hướng gần đây như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Công nghiệp 4.0, và sự hội tụ của thế giới thực và thế giới số – trong đó có công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) – đã khiến các chuỗi cung ứng nhiều khả năng sẽ chuyển từ vận hành tuần tự tuyến tính sang một hệ thống vận hành cung ứng mở, kết nối qua lại rộng khắp, hay còn gọi là mạng lưới cung ứng số. Để cạnh tranh, sinh tồn trong mạng lưới cung ứng số này, các doanh nghiệp sản xuất cần có sự tích hợp ngang xuyên khắp vô số hệ thống vận hành; tích hợp dọc xuyên khắp các hệ thống sản xuất kết nối; và tích hợp toàn diện, đầu cuối (end-to-end) xuyên khắp toàn bộ chuỗi giá trị, hay nói cách khác, cần hướng tới để trở thành một nhà máy thông minh.

“Nhà máy thông minh được xem là biểu trưng cho bước nhảy vọt từ tự động hóa truyền thống hơn sang hệ thống hoàn toàn linh hoạt và kết nối, một hệ thống mà có thể sử dụng dòng dữ liệu liền mạch từ các hệ thống sản xuất và vận hành được kết nối để học hỏi và hiệu chỉnh phù hợp với những yêu cầu mới”.

Trong Kế hoạch hành động ngành công thương, triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTG về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư nêu tại Quyết định 4246/QĐ-BCT ngày 10/11/2017, việc nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình nhà máy thông minh cũng là một trong những nhiệm vụ cần thực hiện.

Vậy “nhà máy thông minh” là gì? Tại sao cần xây dựng nhà máy thông minh? Cách thức triển khai để hướng tới nhà máy thông minh như thế nào? Những câu hỏi này đều được trả lời thông qua bài viết “Nhà máy thông minh – Sản xuất đáp ứng, thích nghi, kết nối” của Đổi Mới GRP

Theo chúng tôi, nhà máy thông minh là một hệ thống linh hoạt có thể tự tối ưu hóa hiệu quả khắp mạng lưới rộng hơn, tự hiệu chỉnh và học hỏi từ những điều kiện mới theo thời gian thực hoặc gần thực, và tự động vận hành toàn bộ các quy trình sản xuất.

Nhà máy thông minh khác các nhà máy thông thường ở 5 đặc điểm chính: sự kết nối, tối ưu hóa, minh bạch, chủ động và tinh gọn.

Những lợi ích mà nhà máy thông minh có thể mang lại có thể khái quát ở 5 phạm trù chính:

+ Hiệu quả tài sản: trong nhà máy thông minh, các hệ thống có thể tự sửa lỗi, nhờ đó có thể mang lại hiệu quả tổng thể lớn hơn về tài sản

+ Chất lượng: đặc tính tự tối ưu hóa của nhà máy thông minh có thể giảm tỷ lệ hàng lỗi và thời gian chờ hàng, đồng thời giúp tăng sản lượng và tỷ lệ hàng đạt chất lượng.

+ Giảm chi phí: các quy trình trong nhà máy thông minh được tối ưu hóa giúp  dự đoán lượng hàng tồn kho tốt hơn, các quyết định về thuê và tuyển dụng nhân sự hiệu quả hơn,.. có thể giúp tăng hiệu quả chi phí

+ An toàn bền vững: các quy trình sản xuất trong nhà máy thông minh để lại những “dấu chân môi trường” nhỏ hơn so với các quy trình sản xuất truyền thống, với tính bền vững môi trường tổng thể lớn hơn; đồng thời, các quy trình tự hành nhiều hơn sẽ giúp giảm những rủi ro tiềm tàng do lỗi của con người

+ Tác động tới các quy trình sản xuất: nhiều quy trình sản xuất  có thể được số hóa nhờ vào các công nghệ vật lý và kỹ thuật số khác nhau. Bài viết đã mô tả và đưa ra những ví dụ điển hình cho các cơ hội này.

Với những lợi ích nêu trên, có thể thấy rằng việc chuyển dịch hướng tới một hệ thống sản xuất thích nghi hơn, linh hoạt hơn là thiết yếu đối với những doanh nghiệp sản xuất muốn hoặc là cạnh tranh hoặc là phá vỡ sự cạnh tranh trong mạng lưới cung ứng số mới.

Tuy nhiên, không có cấu hình nhà máy thông minh độc nhất nào, do đó, không có lộ trình độc nhất nào để đạt được giải pháp nhà máy thông minh thành công. Mỗi cấu phần của nhà máy thông minh đều quan trọng như nhau: dữ liệu và thuật toán, công nghệ, quy trình và quản trị, con người, và an ninh mạng. Do vậy, bài viết đã đưa ra những khuyến nghị về cách thức mà các tổ chức có thể bắt đầu xây dựng và khởi động nhà máy thông minh toàn diện và thực sự, trong đó các doanh nghiệp sản xuất nên xem xét cấu phần của nhà máy thông minh nào nên ưu tiên đầu tư. Bằng cách nghĩ lớn và xem xét những khả năng có thể xảy ra, khởi đầu nhỏ với những bộ phận có thể quản lý được và nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động, các doanh nghiệp sẽ có thể thấy được tiềm năng và lợi ích của nhà máy thông minh.

Về Đổi Mới GRP

Đổi Mới GRP là công ty tiên phong trong lĩnh vực tư vấn về chuyển đổi kỹ thuật số và là chuyên gia về triển khai hệ thống ERP cho các doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam. 100% không phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm, Đổi Mới GRP cung cấp cách tiếp cận công nghệ từ trên xuống và cách ứng dụng công nghệ từ dưới lên, giúp khách hàng chuyển đổi con người và quy trình kết hợp với công nghệ để đạt được mục tiêu chuyển đổi kinh doanh. Các dịch vụ của Đổi Mới GRP bao gồm: Chiến lược kỹ thuật số, Lãnh đạo số, Văn hóa dữ liệu, Quản trị thay đổi, Đánh giá công nghệ, Lựa chọn ERP, Triển khai ERP, Đào tạo, Tư vấn công nghệ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *