4 mối bận tâm khiến các CEO trăn trở hàng đêm

Ngày xuất bản: 16/01/2017 Tác giả: Robert E. Moritz,Chủ tịch toàn cầu của PwC Bài báo này là một phần của Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Kể từ khi chúng tôi tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về CEO cách đây 20 năm, thế giới đã tự định hình lại nhanh hơn là chúng ta có thể định hình lại chính mình: từ sự gia tăng lớn về thương mại, dòng tài chính và lưu lượng truy cập trực tuyến toàn cầu đến điều kiện sống được cải thiện. Bất bình đẳng giữa các quốc gia đã giảm đi, và một tỷ người đã thoát khỏi đói nghèo cùng cực. Trí tuệ nhân tạo, blockchain, in 3D, Internet vạn vật, và thiết bị bay không người lái chỉ là một vài công nghệ mới nổi mà đã và đang biến đổi thế giới của chúng ta. Mức độ kết nối cao hơn đã làm tăng sự tham gia của các bên liên quan và buộc xã hội suy nghĩ về việc thông tin được tiếp cận và tiêu thụ như thế nào. Tính minh bạch tăng lên đòi hỏi cách giao tiếp mới, trách nhiệm giải trình cao hơn, cách tiếp cận cao hơn tới lãnh đạo, và thực sự tập trung sâu hơn vào sự tin tưởng, mục tiêu và mối liên hệ vốn có của con người đã đưa chúng ta đến gần nhau hơn. Trong phạm vi chưa được biết đến này – đã được dự đoán bởi rất ít CEO và hiện nay là thực tế cho tất cả các CEO – làm thế nào để họ có thể biến những thách thức ngày nay thành những cơ hội của ngày mai? Nghiên cứu về CEO thường niên lần thứ 20 vừa được công bố của chúng tôi tập trung phân tích các chiến lược của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu để đạt được thành công trong những sự kiện bất ổn và chuyển giao:
  1. Sẵn sàng trở nên linh hoạt trong một thế giới thay đổi liên tục
Sự kiện Brexit và bầu cử Tổng thống Mỹ là hai ví dụ gần đây thể hiện rằng thật sự là khó khăn để dự đoán tương lai. Không có gì ngạc nhiên khi các CEO xếp sự tăng trưởng kinh tế không chắc chắn và sự bất ổn về địa chính trị nằm trong những mối quan tâm hàng đầu của họ. Với việc toàn cầu hóa chuyển sang một cuộc giằng co đa chiều giữa các trung tâm quyền lực, tăng trưởng kinh tế và các mối đe dọa về địa chính trị, hầu hết các CEO đều đang phải đối mặt với nhiều hệ thống giá trị, khuôn khổ và khối thương mại. Những lực lượng như sự bất bình đẳng về thu nhập đang gia tăng và sự tăng tốc của việc kết nối số đang gây ra những rạn nứt và liên minh mới. Sau nhiều thập kỷ khi tăng trưởng thương mại toàn cầu đã vượt qua tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu, thì 58% các CEO nói với chúng tôi rằng sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc cân bằng cạnh tranh toàn cầu và các xu hướng bảo hộ. Vậy các CEO sẽ tạo ra các doanh nghiệp bền vững như thế nào khi ngày càng khó khăn hơn để nhìn thấy những gì sẽ nổi lên? Các CEO đang tập trung vào việc tăng cường mục tiêu của doanh nghiệp và hợp tác với chính phủ để cố gắng giải quyết sự thay đổi có tính hệ thống. Các CEO cũng đang xem xét sự kết hợp các thị trường theo một cách khác để tạo ra các cơ hội mở rộng trên toàn thế giới.
  1. Xây dựng (chứ không phải đánh mất) sự tin tưởng
Bởi vì chúng ta ngày càng trở nên kết nối và phụ thuộc lẫn nhau hơn, nên mối bận tâm về khoảng trống lòng tin trong doanh nghiệp đang tăng lên: 58% các CEO lo lắng rằng việc mất đi sự tin tưởng trong doanh nghiệp có thể gây tổn hại cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp (một sự tăng đáng kể từ 37% trong năm 2013). Sự phá vỡ niềm tin của công chúng (public confidence) không chỉ gây ra rủi ro cho riêng các doanh nghiệp, mà còn cho cả các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Như hầu hết mọi thứ, công nghệ cũng đóng vai trò ở đây. Một lượng đáng kể các CEO được khảo sát chắc chắn rằng việc giành được và duy trì sự tin tưởng còn khó khăn hơn trong kỷ nguyên số. Đáng chú ý rằng họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của việc thiết lập một mục tiêu doanh nghiệp mạnh mẽ và thể hiện mục tiêu đó thông qua các giá trị, văn hoá và hành vi của tổ chức – nhận ra rằng định nghĩa về lòng tin đã thay đổi, chính xác hơn là đã được mở rộng. Ví dụ, ngày nay để ngăn chặn những rủi ro từ những lỗ hổng dữ liệu không thể tránh và các vấn đề an ninh mạng, một công ty hoạt động dựa trên tính trung thực và minh bạch sẽ chắc chắn được chỉ định giải thích trực tiếp với khách hàng và các bên liên quan – cả ở hiện tại lẫn tương lai – rằng họ đã và sẽ làm tất cả mọi thứ để bảo vệ tính riêng tư của dữ liệu (data privacy). Thời buổi mà CEO của một công ty hiếm khi tiếp cận được với khách hàng cuối cùng hoặc có khả năng nhận lấy những phản hồi đã được “làm sạch” đã biến mất; cũng giống như vậy, đã không còn thời mà người tiêu dùng ít biết đến cách sản phẩm được sản xuất và chuỗi cung ứng được tạo ra như thế nào. Ngày nay, đội ngũ điều hành cần hiểu một cách đầy đủ những hệ quả về mặt đạo đức của những quyết định của họ, và chia sẻ về những hoạt động của họ một cách trung thực. Sự tin tưởng đã trở thành một lực cân bằng, giúp chuyển dời quyền lực từ phong cách quản trị từ trên xuống (top-down) thành ngang hàng (peer-to-peer). Điều này có nghĩa rằng mặc dù sự tin tưởng là một vấn đề đang ngày càng thách thức nhưng các tổ chức mà đã thành công trong việc giành được và duy trì sự tin tưởng thì sẽ nhận được rất nhiều thứ. Khi các doanh nghiệp trình bày rõ ràng mục đích của họ, hoạt động một cách minh bạch, và đứng vững bằng chính giá trị của mình thì sự tin tưởng và thành công có thể đến song hành với nhau. Việc thực hiện liên tục trong một thời gian dài là chìa khóa. Một thực tế không thể bàn cãi là vai trò của doanh nghiệp trong xã hội chưa bao giờ quan trọng hơn như lúc này. Bàng quan trước sự bất ổn sẽ không thể dẫn đến thành công. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo tiến lên để cộng tác ở khắp các lĩnh vực, các khu vực, các thị trường và công chúng nói chung sẽ phát triển nhanh chóng.
  1. Cố gắng chống chọi trong thời buổi thách thức nhân tài
Cuộc cạnh tranh của các nhân tài đang diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết bởi dân số toàn cầu đang già đi, bản chất của công việc đang thay đổi, và các doanh nghiệp đang tìm kiếm những kỹ năng mà họ cần để phát triển – ở cả hiện tại và tương lai. 77% các CEO được chúng tôi khảo sát đã bày tỏ lo ngại rằng việc thiếu kỹ năng có thể cản trở sự phát triển của tổ chức và 52% số CEO dự kiến ​​sẽ thuê thêm nhân viên trong năm tới. Mặc dù đang có sự tự động hóa lớn hơn trong lực lượng lao động, các CEO nhận ra rằng họ không thể chỉ dựa vào kỹ năng số. Để đổi mới, họ cần những người có thể giải quyết tốt vấn đề, có những kỹ năng sáng tạo và có trí tuệ xúc cảm cao. Đây cũng là những kỹ năng khó tìm nhất. Như chuyên gia Dov Seidman của công ty LRN giải thích, những công ty và nhà lãnh đạo nhận ra và đưa mối liên kết giữa con người vào trung tâm chiến lược của họ sẽ là những người chiến thắng lâu dài. Thật vậy, “máy móc có thể được lập trình để làm công việc tiếp theo đúng. Nhưng chỉ con người mới có thể làm đúng công việc tiếp theo.” Trong một bài báo gần đây trên tờ New York Times, Thomas Friedman cũng viết “Cuộc cách mạng công nghệ của thế kỷ 21 cũng quan trọng như cuộc cách mạng khoa học, Seidman lập luận rằng nó “buộc chúng ta phải trả lời câu hỏi sâu sắc nhất – một câu hỏi mà chúng ta chưa bao giờ phải đặt ra trước đây: “Ý nghĩa của con người là gì trong thời đại của những chiếc máy thông minh?” Để tìm ra những nhân viên có những kỹ năng nêu trên, các CEO đang ngày càng tận dụng một nguồn tuyển dụng đa dạng hơn và đang tìm kiếm xuyên biên giới. Họ cũng tập trung vào kết cấu và tương lai của công việc, bao gồm cả “nền kinh tế tự do” (gig economy), với 28% các CEO chủ yếu dựa vào lao động tạm thời. Trong cuộc khảo sát này, chúng tôi nhận thấy rằng khả năng tập trung rõ ràng vào việc tạo ra kết quả tốt, sự quyết tâm để tìm ra những kỹ năng phù hợp và khả năng thực hiện là những điều làm nên sự khác biệt giữa các CEO có niềm tin lớn hơn vào công ty của họ. Robert E. Moritz, Chủ tịch của PwC toàn cầu nói rằng: “58% các CEO lo lắng rằng sự thiếu tin tưởng vào doanh nghiệp có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp đó”.
  1. Tái hiện lại mô hình lãnh đạo
Tất cả những điều trên đều đòi hỏi các CEO phải suy nghĩ lại vai trò của doanh nghiệp trong xã hội và gắn kết với nhiều người có liên quan, bao gồm cả những người trong chính phủ để tạo ra các giải pháp khả thi. Ví dụ, nhiều CEO đã nói với chúng tôi rằng họ đang cố gắng xác định mức độ của các nghĩa vụ xã hội gắn với doanh nghiệp và cũng ưu tiên hiệu quả dài hạn hơn là ngắn hạn bởi sự chú trọng hơn vào giá trị cổ đông. Và những sự kiện trong năm qua đã cho chúng ta thấy rằng những doanh nghiệp phớt lờ rủi ro từ sức mạnh quần chúng (people power) cản trở sự phát triển của họ. Việc đưa ra và nhận lại phản hồi, cộng tác rộng rãi và tận dụng việc ra quyết định theo cách phi tập trung hơn, tất cả sẽ là những đặc điểm cốt lõi của nhà lãnh đạo thành công, khi mà cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp (C-suites) được mở rộng và cấp quản lý được đa dạng hóa. Các nhà quản lý chấp nhận mô hình thay đổi này có thể mở ra một con đường mới mà vực dậy nhân tố con người và ý nghĩa của sự toàn diện, giúp thúc đẩy tăng trưởng, tạo cơ hội và phát triển mối quan hệ có ý nghĩa với công chúng. Thật thú vị, các CEO lại tương đối lạc quan giữa bối cảnh biến động. So với năm ngoái, có một tỷ lệ cao hơn các CEO cho biết họ rất tự tin về triển vọng doanh thu trong 12 tháng của tổ chức (đạt 38% so với 35% của năm ngoái). Sự tích cực này cho thấy rằng các CEO đã quen với việc định hướng trong những vùng biển động và giông bão, và họ đang ngày càng tập trung hơn vào những cơ hội tạo ra bởi những tình huống không thể dự đoán trước. Các nhà lãnh đạo sống nhờ vào giá trị và biết mở rộng quy mô giá trị, sẽ tạo ra các tổ chức có khả năng thích ứng để định hướng trong thế giới phức tạp, đổi mới và nhanh chóng này. Hãy tham dự cùng Chủ tịch toàn cầu của PwC Bob Moritz vào thứ hai ngày 22 tháng 01 năm 2018 bởi ông sẽ công bố kết quả của Nghiên cứu thường niên lần thứ 21 về các CEO trên toàn cầu cảu PwC và sẽ được phát sóng trực tiếp tại Davos. Nghiên cứu thường niên về các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giúp soi sáng các cơ hội và thách thức chính mà doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay và là một trong những điểm chú ý của giới truyền thông vào ngày khai mạc Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Thời gian: 17h30 giờ GMT ngày 22/01/2018 (tức 00h30 ngày 23/01/2018 theo giờ Việt Nam). Người dịch: Minh Huyền
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận